About the author

Related Articles

9 Comments

  1. 1

    JoeNguyen

    Ong ‘Tien si’PhD Trinh Nhat da phan tich ve “tieng Viet trong cach viet va noi” cua Ong giao su Hao mot cach kha chi tiet cung nhu phu chu bang tieng Anh rat hay.Duy co mot dieu da lam cho toi(va chac chan nhieu nguoi co chut hoc thuc o mien Nam truoc day)kho chiu khong it,la ong ‘Tien si’ da dung qua nhieu chu “logic” va “lo-gich” trong bai viet nay de pho truong su uyen bac cua minh!.Ma ngay chinh nhung chu nay,trong tieng Viet khong he co trong van chuong hay sach bao o mien Nam.Tai sao ong lai”Viet nam hoa” mot chu trong tieng Phap(Anh)cho bai viet “phe binh cach dung tieng Viet”rat cong phu cua ong nhu the nay?Tiec thay!!!
    **Logic hay logical:ly luan hoc,hop ly,dung nguyen tac,co nhien,hien nhien…
    (Tuy theo tung cau ma nguoi ta phai dung cho dung nghia cua no).

  2. 2

    ChânPhương

    Tác giả, Trịnh Nhật, PhD viết:

    “Khi lên án, chê bai nặng nề những người nói (và viết) sai tiếng Việt, Giáo sư Hạo đã vô hình trung chọn lựa giữa văn phạm quy phạm (prescriptive grammar), một trường phái văn phạm cổ điển thay vì văn phạm miêu tả (descriptive grammar), một trường phái ngữ học hiện đại.”

    Đầu tiên, ông Tiến sĩ đã viết sai chữ “vô hình chung” thành “vô hình trung”.

    Đây là lỗi chính tả ít thấy trong sách báo và học đường trước năm 1975 tại Saigon và miền Nam VN. Nơi duy nhất tôi tìm thấy lỗi này trước 1975 tại Saigon là cuốn Việt Nam Từ Điển do Lê văn Đức biên soạn, 1970. Đây là cuốn từ điển được biên soạn cẩu thả và nhiều lỗi nhất cả về phần giải nghĩa lẫn chính tả.

    Có lẽ một phần vì tác giả là người miền Nam không thông thạo với ngữ vựng do người miền Bắc di cư 1954 sử dụng nên đã lúng túng rất nhiều trong phần giải nghĩa. Phần chính tả, Lê văn Đức cũng nên cẩn thận trong hơn khi tra cứu cũng như tiếp xúc với các ký giả, văn nhân, thi sĩ,… vốn là người Hanoi hoặc Bắc di cư 1975 để ghi lại đúng hơn trong cuốn tự điển do mình biên soạn.

    Sau đợt di cư 1954 và “Nhân Văn Giai Phẩm”, ngôn ngữ và ngữ vựng tiếng Việt dùng tại miền Bắc đã bị xáo trộn rất nhiều và theo chiều hướng khiến cho Quốc Ngữ ngày càng thoái hóa và nghèo nàn hơn. Văn hóa miền Bắc chỉ còn là văn hóa của giai cấp công nông, của Chí Phèo mà thôi!

    “Vô hình trung”, phải chăng đó là cách phát âm sai của Trường Chinh là người Thái Bình mà nhân sĩ, trí thức cộng sản miền Bắc đã không những không đủ can đảm sửa lại mà còn có thái độ xu phụ, bợ đỡ bằng cách “phổ biến rộng rãi” cái sai này ra ngoài đại chúng?

    Cũng từ đoạn trích dẫn trên của ông Tiến sĩ (Trịnh Nhật) cho đến cuối bài cho thấy, có lẽ ông đang nhầm lẫn giữa văn viết và văn nói:

    Về mặt văn phạm (grammatically), văn viết cần phải được áp dụng văn phạm của ngôn ngữ đang dùng một cách chặt chẽ. Nhưng với văn nói, văn phạm được sử dụng lỏng lẻo hơn rất nhiều!

    Đi ngược lại từ đoạn trích dẫn tôi đem về đây cho đến phần đầu của bài viết công phu này của Tiến sĩ Trịnh Nhật, tôi đồng ý với nhiều điểm Giáo sư Hạo đã nêu ra hơn là các phân tích của ông Tiến sĩ. Dưới đây là một thí dụ, ông TS Trịnh Nhật viết:

    “3. Linh tinh

    Lỗi loại này là do sự không hiểu cái tinh tế trong Việt ngữ, theo ông, “không hiểu cái thái độ khiêm tốn cố hữu của người Á Đông tôn vinh người đối thoại với mình, trong khi bản thân mình thì tự hạ thấp bằng những từ xấu nghĩa, cho nên dần dần chuyển thành một nghĩa khác”. Ông đưa ra những ví dụ mà tôi tóm gọn như sau:

    nhã > nhã ý; cao > cao kiến (Ông gọi nhã, cao là đại từ sở hữu chỉ ngôi thứ hai, có nghĩa là ‘của ngài’.
    tệ > tệ xá; hàn > hàn gia; ngu/thiển > ngu/thiển ý (Ông gọi tệ, hàn,ngu/thiển là đại từ sở hữu dùng cho ngôi thứ nhất, có nghĩa là ‘của tôi’)

    Ông cho rằng nay có khá nhiều người dùng sai, dùng lẫn lộn những từ kể trên trong nghĩa là ‘của tôi/của ngài’ . Ví dụ:

    Tôi có nhã ý mời anh chị đến dùng cơm*; hoặc: Theo thiển ý của bố tôi*. (Dấu hoa thị *, theo qui ước, chỉ câu nói sai, do tôi ghi nhận).

    Đây tôi cũng xin nói thêm, có thể không phải chủ ý của ông Hạo, nhưng xét về mặt ngữ dụng học (pragmatics)[1] ngành ngữ học nghiên cứu ý định của người nói và khả năng diễn dịch được ý định đó của người nghe, thì người nói câu Theo thiển ý của bố tôi cũng có thể là nói đúng, chủ ý nói thế, nếu vì:

    (a) vốn không ưa bố mình, nên muốn nói xách mé bố, muốn cho bố mình một cú đá giò lái;

    hoặc:

    (b) muốn khiêm tốn, không muốn khoe khoang vì biết bố mình làm quan to, có chức vị cao, có thể dễ bị người ta ganh ghét.”

    Lỗi “linh tinh” mà Giáo sư Cao Xuân Hạo đề cập này, khi còn ở trung học chúng tôi thường gọi một cách mỉa mai là, “trưởng giả học làm sang”. Thẳng thừng hơn, nếu học trò chúng tôi mắc phải lỗi này, thì phụ huynh sẽ mắng “dốt mà hay nói chữ!”

    Quả thật, GS Hạo đã đúng khi đề cập đến các điểm tinh tế trong cách dùng ngữ vựng danh xưng Hán Việt kể trên. Không hiểu tường tận các điểm vi tế đó mà đem ra dùng một cách cẩu thả, sẽ tự biến mình thành hoàn toàn ngô nghê trước người nghe, người đọc của mình mà thôi!

    Bên cạnh các chữ “hèn”, “tệ”, “ngu”… để chỉ các danh xưng thuộc về ngôi thứ ba mà là sở hữu từ của ngôi thứ nhất, mà chúng ta thường biết như tệ xá (căn nhà đạm bạc của tôi), tệ muội (cô em gái xấu xí của tôi), ngu huynh (tiếng xưng hô đối với người nhỏ tuổi hơn mình); chúng ta cần phải chú ý đến các điểm tế nhị khác nữa. Thí dụ, khi đề cập đến người có vai vế lớn hơn mình; vì thái độ tôn kính chúng ta tuyệt đối không được dùng các chữ nêu trên. Khi đó, chúng ta sẽ phải gọi là gia phụ, gia mẫu, gia sư, gia huynh, gia tỷ,… Trong tinh thần tôn trọng bề trên, dù khiêm nhường chúng ta cũng không được phép dùng các chữ có tính cách chê bai đối với những gì thuộc về phụ huynh. Làm như thế, sẽ bị đánh giá là vô lễ đối với bề trên. Khiêm tốn nhất có thể dùng trong câu nói, sẽ là:

    “Xin mời quý khách ghé thăm tiểu trang của gia phụ!” Câu nói đó vừa mang tính khiêm tốn, vừa nói lên được sự tôn kính đối với Cha Mẹ.

    Ông Tiến sĩ giải thích rằng:

    [Theo thiển ý của bố tôi cũng có thể là nói đúng, chủ ý nói thế, nếu vì:

    (a) vốn không ưa bố mình, nên muốn nói xách mé bố, muốn cho bố mình một cú đá giò lái;

    hoặc:

    (b) muốn khiêm tốn, không muốn khoe khoang vì biết bố mình làm quan to, có chức vị cao, có thể dễ bị người ta ganh ghét.]

    Lời giải thích của ông Tiến sĩ cho thấy rằng ông chưa hiểu được cách dùng tinh tế của các sở hữu nhân xưng đại danh từ Hán-Việt.

    Khi còn ở trung học, chúng tôi được các Thầy/Cô giáo dạy Việt văn khuyên nhủ, nếu gặp những chữ hoặc ngữ vựng Hán-Việt nào mà không hiểu rõ nghĩa; thì hãy dùng tiếng Việt để diễn tả được chính xác ý của mình, hơn là bị chế ngạo là “trưởng giả học làm sang”. Một phần nữa, thông thường các danh xưng và sở hữu danh xưng đại danh từ, dù có được dùng đúng cách đi nữa; chúng vẫn thường làm cho câu văn trở thành khách sáo. Chưa kể, có những trường hợp không biết dùng các điển cố một cách thích hợp cũng khiến cho câu văn trở thành kệch cỡm, khó nghe. Không ít lần, chúng tôi chứng kiến có những người đã dùng câu “Tương kính như tân” để nói đến cung cách cư xử trong tình bạn. Phải chăng người ta đã không biết rằng, câu đó chỉ dùng trong tình nghĩa vợ chồng mà thôi?

    Chân Phương.

  3. 3

    ChânPhương

    Trong post trước, tôi đã viết nhầm là người Bắc di cư 1954 thành 1975. Xin được sửa lại trong câu là:

    “vốn là người Hanoi hoặc Bắc di cư 1954 để ghi lại đúng hơn trong cuốn tự điển do mình biên soạn.”

    Chân thành cảm ơn!

    Chân Phương.

  4. 4

    ChânPhương

    Qua bài viết công phu của ông Tiến sĩ Trịnh Nhật, chúng tôi được biết ông từng là sinh viên Văn Khoa trước năm 1975. Thuở đó, chúng tôi chỉ là đứa học sinh trung học mà sau này lại theo đuổi ban Toán khi lên đệ nhị cấp. Tuy nhiên, chúng tôi khó có thể đồng ý với Tiến sĩ nhiều điểm trong bài viết này của ông. Ông viết:

    1/ “Theo tôi, ngôn ngữ là sự dùng quen ngôn từ để đạt thông với nhau. Một khi mà hai bên hiểu được nhau, như thế là mục đích của đối thoại đã đạt rồi. Ai hơi đâu mà ngồi phân tích chi li, chẻ sợi tóc làm tư, để rồi bảo thế này mới đúng, thế kia là sai. Vả lại, ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, thay đổi với địa phương, cho nên người nói ngôn ngữ phải tiếp xúc với nhau, phải tiếp cận với ngôn ngữ hàng ngày để học hỏi cho giao tiếp được tốt đẹp. Tôi vẫn thường nghe người miền Nam phê bình người miền Bắc thời nay nói “chất lượng” để chỉ “phẩm chất”. Người miền Nam có khi còn khiếp đảm khi nghe người miền Bắc nói “thanh toán” khi gọi bồi bàn “tính tiền” sau khi dùng xong bữa ăn trong tiệm. Từ ngữ “tử tế” trong tiếng Hán-Việt lúc nguyên thủy có nghĩa là “chu đáo, nhiệm nhặt, kỹ càng”, chứ đâu có nghĩa là “người tốt bụng” như thời bây giờ (Việt Nam Tự Điển, Hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội, Trung Bắc Tân Văn, 1931).”

    Nhận xét trên đây của Tiến sĩ Trịnh Nhật có thể đã không sai trong trường hợp tổng quát trong giao tiếp hằng ngày, gọi nôm na là văn nói. Thật vậy, trong văn nói thông thường, việc phân tích tỉ mỉ mỗi lời nói mỗi từ ngữ được dùng là không cần thiết.

    Tuy nhiên, ngay trong văn nói dùng cho giao tiếp, việc dùng chính xác ngữ vựng cũng là nhu cầu cần thiết để người ta có thể hiểu nhau hoàn toàn và tránh được tình trạng “ông hỏi gà, bà nói vịt”. Vì thế, việc phân biệt được rạch ròi đúng sai trong cách nói đã là cần thiết giúp cho việc giao tiếp được thông suốt. Dùng trong văn viết thông thường, trong các bài báo, truyện ngắn, phóng sự, bình luận, và các thể loại văn chương,… thì điều này lại càng quan trọng hơn nữa!

    Tôi không rõ, học vị PhD của ông Trịnh Nhật thuộc về lãnh vực nào. Tuy nhiên, từng là sinh viên Văn Khoa, hiển nhiên ông Tiến sĩ cũng có thể nhận ra được mục đích của Giáo sư Cao Xuân Hạo khi chỉ ra những cái sai trong cách dùng ngữ vựng tiếng Mẹ đẻ của chúng ta, mà nhiều người thường quá dễ dãi nên không hề quan tâm đến. Là người Việt lưu vong như chúng ta, việc bảo vệ sự phong phú và trong sáng của Việt ngữ trong cộng đồng và chính trong bản thân mình vô cùng quan trọng. Điều này rất hiển nhiên bởi vì, với tất cả hiểu biết về Quốc ngữ trong mỗi chính chúng ta; sẽ truyền đạt lại được bao nhiêu phần trăm cho con cháu mình sau này?

    Chúng ta nghĩ thế nào khi con cái mình nói rằng, “Sáng nay con đeo cái áo màu hồng, đội quần jeans nâu, quấn đôi giày sandal, và xỏ chiếc dù vàng nhạt!”?

    Chúng tôi vốn là học sinh ban Toán nên thờ ơ với Việt ngữ có thể thông cảm được. Nhưng là nhà ngôn ngữ như Giáo sư Cao Xuân Hạo, thì những bài viết của ông ta không liên quan đến ngôn ngữ và truyền đạt kiến thức đúng, chỉ ra cái sai cho độc giả để sửa chữa, là điều hữu ích cho xã hội rất nhiều. Việc làm của Giáo sư họ Cao không phải là vạch lá tìm sâu, cũng chẳng phải chẻ tóc làm tư như ông Tiến sĩ nói.

    Ngược lại nếu cẩn thận hơn trong cách đánh giá của mình, có lẽ ông Tiến sĩ đã tự mình có thể tránh được những lỗi dùng chữ không được thích đáng như chữ “sự” trong câu đầu tiên của trích đoạn trên đây:

    “Theo tôi, ngôn ngữ là (sự) dùng quen ngôn từ để đạt thông với nhau.”

    Nếu ông Tiến sĩ hồi tưởng lại được thời gian còn lê gót dọc hành lang và sân trường Đại Học Văn Khoa, Cường Để, Quận Nhất – Saigon; ông sẽ nhớ rằng trong câu trên, ông đã viết là:

    “Theo tôi, ngôn ngữ là VIỆC dùng quen ngôn từ để đạt thông với nhau.”
    Tại sao trong câu nói trên, dùng chữ VIỆC là đúng, mà dùng SỰ lại là hoàn toàn sai?

    Thay cho câu trả lời lý do tại sao đó, tôi xin kể hầu nguyên nhân đưa đến những cái sai tương tự như thế. Tôi cũng tin rằng qua câu chuyện lịch sử kể lại của mình, ông Tiến sĩ sẽ thấy được tầm quan trọng của việc dùng ngữ vựng đúng nơi, đúng chỗ, và đúng hoàn cảnh trong cách hành văn của mình.

    Chuyện xưa kể rằng năm 1954 sau khi chiếm được miền Bắc Việt Nam, cs Hanoi lần lượt phát động phong trào cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, rồi lưu đày văn nghệ sĩ qua việc đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm. Lồng trong các hoạt động chính trị đó, đảng cs đã đưa ra cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa cs và phần còn lại của xã hội mà chúng gọi là phong kiến, thực dân, tiểu tư sản, tư bản,…

    Một trong các thủ đoạn của cs nhằm xóa bỏ cái gọi là “tàn tích phong kiến, tiểu tư sản, thực dân…” là tấn công lên ngay cả văn chương và vốn ngôn ngữ nước nhà. Đố kỵ với trí thức tiểu tư sản, cs đã vừa ngấm ngầm vừa công khai lên án việc dùng ngữ vựng Hán Việt và thay vào đó những ngữ vựng không chỉ là bình dân, nôm na; mà còn dùng và phổ biến ngay cả những từ ngữ thông tục của giới thợ thuyền, nông dân. Bởi, cs cho rằng giai cấp công nông mới là nền tảng của xã hội. Và, “trí thức cũng không bằng cục phân”.

    Chính vì thế, tại miền Bắc sau năm 1954 khi phần lớn trí thức đã di cư vào Nam và phần còn lại thì bị lưu đày lên rừng thượng và trung du, thì những thứ ngữ vựng quái dị đã ra đời từ sự hiểu biết của các cán bộ văn hóa răng đen mã tấu. Số văn nghệ sĩ lưng cong còn lại tại Hanoi khi đó, lại tiếp tay cho việc phổ biến các ngữ vựng ngây ngô cũng như cách dùng chữ ngớ ngẩn
    bất chấp hậu quả là đã tàn phá vào kho tàng ngữ vựng và văn chương Quốc ngữ vừa bước qua khỏi giai đoạn phôi thai và đang trên đà phát triển.

    Giới trí thức miền Bắc di cư vào Nam 1954 đã nỗ lực trong hai mươi mốt năm cùng với người miền Nam và miền Trung tiếp tục phát triển tiếng Việt trong không khí tự do của hai nền đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Hòa qua các hoạt động báo chí, văn chương, và giáo dục học đường. Nhờ đó, chúng ta đã từng có một thứ vốn liếng Quốc ngữ trong sáng và phong phú mà ngày nay gìn giữ được nó hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào chính mỗi người trong chúng ta.

    Trước năm 1975 tại Saigon và miền Nam, tuy báo chí và phát hành sách là các công việc của tư nhân. Nhưng các nhà xuất bản và báo chí đứng đắn luôn luôn có ban biên tập làm việc rất cẩn thận. Do đó, ít nhất người miền Nam VN (bao gồm cả người Trung và Bắc di cư 1954 hoặc sớm hơn) đã có thể không hổ thẹn với tiền nhân khi nhắc đến câu “truyện Kiều còn, tiếng Việt còn!”.

    Lẽ ra còn rất nhiều điều có thể viết hầu ông Tiến sĩ Trịnh Nhật. Tuy nhiên để rút ngắn ý kiến của mình, chúng tôi chỉ xin nói về chữ “thanh toán” mà ông đã đề cập trong bài viết của mình:

    Nghĩa chính thức được ghi trong từ điển Việt ngữ (trước và sau năm 1975 của cả hai miền Nam/Bắc) của chữ “thanh toán” là “kết thúc sổ sách, nợ nần, việc làm…”

    Riêng nghĩa “thanh toán” mà ông cho rằng người miền Nam nghe thấy phải khiếp đảm, thì đó là nghĩa tiếng lóng của dân anh chị, giang hồ đã và đang sử dụng. Có lẽ, ông Tiến sĩ đã nhầm lẫn giữa từ điển chính thống và từ điển tiếng lóng của giới giang hồ!

    Trân trọng,

    Chân Phương.

  5. 5

    ChânPhương

    Trong post bên trên, câu dưới đây bị thiếu:

    “Nhưng là nhà ngôn ngữ như Giáo sư Cao Xuân Hạo, thì những bài viết của ông ta không liên quan đến ngôn ngữ và truyền đạt kiến thức đúng, chỉ ra cái sai cho độc giả để sửa chữa, là điều hữu ích cho xã hội rất nhiều.”

    Xin đọc là:

    “Nhưng là nhà ngôn ngữ như Giáo sư Cao Xuân Hạo, thì những bài viết của ông ta không liên quan đến ngôn ngữ và truyền đạt kiến thức đúng, chỉ ra cái sai cho độc giả để sửa chữa, là điều hữu ích cho xã hội rất nhiều, thì ông cần phải viết và bàn về cái gì bây giờ? Chẳng lẽ, ông lại bàn về giá cả hàng hóa hay thị trường chứng khoán?”

    Xin cảm ơn.

  6. 6

    Trịnh Nhật

    Trả lời độc giả Joe Nguyễn:

    Người khen ta mà ‘khen phải’ là ‘bạn ta’. Đa tạ!

    Chữ ‘lôgích’ là từ ngữ thông dụng thời nay [mời xem Sách “Lôgích và Tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân, 412 trang, NXB Giáo dục, Nhà in Thanh Niên, (Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh,1998].

    Trả lời độc giả Chân Phương:

    Khi nói về chuyện viết văn ở hải ngoại trên Tập san Việt, số 2, 1998, nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc (nay cũng là Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn thuộc Viện Đại học Victoria University of Technology, Úc-đại-lợi) đã viết:

    “… đăng một bài viết trên báo hay in một cuốn sách, nhiều lúc ngỡ chừng như nói vào ống điện thoại chưa nối đường dây. Lặng ngắt. Không nghe gì cả, kể cả một lời chê, một tiếng chửi, cũng không có. Hoàn toàn lặng ngắt.”

    Với tôi, niềm ao ước của người viết văn, làm báo mong có được một cuộc đối thoại, dù đối thoại ra sao đi nữa, quả có chiều thiết tha. Trong trường hợp này, lạc quan là bài mình viết có người đọc và ‘đọc kỹ’; bi quan là độc giả ‘chưa đọc thật kỹ’ nên có thể không ‘hiểu hết’ ý muốn nói của tác giả.

    Người phê bình xem ra biết một (1) mà không biết mười (10); vd. ‘vô hình trung’ vs ‘vô hình chung’ [tôi (gốc miền Bắc) thật ra lúc đầu viết là ‘vô hình chung’, sau tra từ điển bèn đổi lại là ‘vô hình trung’, đúng hay sai, “it remains to be seen” (= hạ hồi phân giải), nếu hiểu ngôn ngữ có tính ‘động’ (dynamic) thay vì ‘tĩnh’ (static. [Xin mời vào Google Search để tra cứu, và đọc thêm ‘Sức nén của ngôn từ’ của Hà Sĩ Phu, cùng định nghĩa của những từ ‘oxymoron’, ‘pragmatics’, và ‘dynamicity’, etc…].

    Riêng thắc mắc về cá nhân tôi, xin được trả lời: Trung Học: [Khoa học Toán (B) và Khoa học Thực nghiệm (A)]; Đại Học: [PCB (Physique, Chimie, Biologie ở ĐHKH, SG–Cử Nhân Giáo Khoa Anh Văn, ĐHVK, SG—MA (Hons) [Thesis: “Vietnamese Phonology: A Quantitative Study”], PhD [Thesis: “English and Vietnamese Collocations: A Constrastive Analysis”], Macquarie University, Sydney, Úc.

    ‘Môn ngữ học’ được định nghĩa là “A scientific study of language”

    Trịnh Nhật

  7. 7

    ChânPhương

    Thì ra thế, ông Tiến Sĩ Trịnh Nhật đã chê ý kiến đứng đắn của ông Cao Xuân Hạo một cách te tua. Nhưng ông lại “ăn phải đũa” của ông GS TS Nguyễn Đức Dân!!!… (nói theo ngôn ngữ người Bắc). Người Nam thì cho rằng ông Trịnh Nhật “học cùng một sách với ông GS TS Nguyễn Đức Dân”, đấy ạ!

    Do đó ông tự nhận rằng mình biết mười (10) cũng chẳng có gì lạ cho lắm. Thôi thì, trong bài trả lời tiếp theo sau tôi xin dán tặng tác giả Trịnh Nhật một bài đã viết về ông bạn vàng “cùng học một Thầy” của ông nhé!

  8. 8

    ChânPhương

    Bài bình luận dưới đây, xin dành tặng hai ông Tiến Sĩ cùng học từ một Thầy là Nguyễn Đức Dân và Trịnh Nhật:

    Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi… (II)

    I ngắn hay Y dài?

    Trong chính tả Việt Ngữ, nhà cầm quyền Hanoi đã từng bất chấp các quy tắc chính tả và áp đặt cả nước VN phải dùng chữ “I” ngắn thay cho “Y” dài… Thí dụ, “nước Mĩ” thay cho “nước Mỹ”, “Qui i” thay cho “Quy y”…

    Sự áp đặt của bạo quyền đã xảy ra tại miền Bắc VN sau năm 1954 và miền Nam sau biến cố tháng Tư 1975 bởi những mệnh lệnh bằng… miệng do các đồng chí lãnh đạo bên trên! (“Long March”, chữ của Tố Hữu khi nói sau lưng Trường Chinh.)

    Sự kệch cỡm đó đã trở thành chính thức, khi các “đỉnh cao của trí t(u)ệ loài ngợm” ban hành thành văn bản, đó là quy định ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục để tiết kiệm một tí ti… mực viết và in chữ Quốc Ngữ.

    Đó chỉ là một trong hàng trăm việc tàn phá vào sự trong sáng của tiếng Quốc Ngữ mà “đỉnh cao của trí tệ loài ngợm” thực hiện nơi quê nhà điêu linh.

    Hơn nửa thế kỷ thực hiện những việc quái gở, giờ đây một số “trí thức xhcn” đã phần nào thức tỉnh và rụt rè lên tiếng đòi sửa lại những cái sai của lũ mán rừng.

    Bài viết sau này của GSTS về ngôn ngữ học, một “trí thức ưu tú xhcn”, ông Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những cái sự thiếu sót và ngớ ngẩn trong quy định quái gở ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục nơi thiên đường của bác và đảng:

    Nên viết i hay viết y?

    Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

    Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

    Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

    Những điều còn bỏ qua

    Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

    Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

    Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

    Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

    + Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.
    + Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…
    + Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
    + Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.

    Những điều chưa chuẩn

    Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

    – Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí… Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
    – Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.
    – Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế…” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.
    – Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).
    – Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

    Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

    Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

    Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

    Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y.

    GS.TS Nguyễn Đức Dân
    Nguồn: Sài Gòn tiếp thị

    _____ hết phần trích đăng lại bài viết của ông GS TS____

    Đó là một bài viết ngắn, cô đọng và tương đối có sự tìm tòi của tác giả là một GSTS của viện Ngôn Ngữ tại VN.

    Tiếc thay, tuy người Việt tại trong nước và tại hải ngoại đều biết rằng quy định kia đã làm xáo trộn trật tự chính tả Việt Ngữ vốn có đã trong sáng từ trước đó (những năm 1950’s); nhưng ít ai thấu hiểu được mức độ tàn phá của nó đến ra sao:

    Ngay cả một GSTS về ngôn ngữ học của chế độ là Nguyễn Đức Dân, khi dè dặt chỉ ra những cái sai đã có (của nghị định ban hành ngày 30-11-1980), thì bản thân ông cũng vì thiếu hiểu biết căn bản về chuyên môn nên đã mắc phải những sai lầm mới tai hại không kém.

    Chỉ ra những sai lầm của ông GSTS trong bài viết trên, chúng tôi không hề phủ định những phần chính xác khác còn lại trong bài viết đó. Mục đích của chúng tôi trong bài phản biện này là ngăn chặn việc lan truyền thêm những cái sai sót mới đang đem đến kiến thức tai hại cho độc giả không chỉ trong nước. Ngay cả đối với người Việt tại hải ngoại khi đọc bài viết đó của ông GS TS mà thiếu sót kiến thức căn bản Việt ngữ cũng như thói quen suy nghĩ độc lâp, cũng dễ dàng bị “lạc đạn” vì tin vào những điều nhảm nhí này trong việc rà soát lỗi chính tả liên quan đến các mẫu tự “I ngắn” và “Y dài” của mình.

    Vì, với cái mác “GS TS ngôn ngữ học” được dùng làm “nhãn hiệu cầu chứng tại tòa”, sẽ có rất ít người dám nghi ngờ đến tính cách khả tín từ những bài viết tương tự như bài này của ông Dân cũng như của các “GS TS ngôn ngữ học” được đào tạo tại VN ngày nay.

    1/ Ông GSTS viết, “Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

    + Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

    Phần tô đậm màu xanh tươi rói đó, nếu cẩn thận hơn một chút thôi, ông GS TS đã nhìn ra được rằng nó chỉ là một trường hợp riêng biệt trong một nhóm trường hợp tổng quát hơn rất nhiều (a set, a group đối với âm yê). Đó là, khi các nguyên âm kép này đi sau những phụ âm đơn (hoặc kép) khác nhau đồng thời có được nguyên âm “u” đi kèm ngay sau chúng.

    Rõ ràng hơn, chúng là các sự kết hợp như chu-yên, chu-yện, chu-yền, hu-yên, hu-yền, hu-yện, lu-yến, lu-yện, qu-yên, qu-yến, qu-yện, thu-yên, tru-yện, tru-yền, tu-yên, tu-yến,… Âm đệm /W/ (ký phiên âm của phụ âm kép “kh”) như ông đã ghi, cần được xếp trong nhóm kết hợp từ vựng vừa kể. Nó không phải là trường hợp riêng biệt như cách liệt kê của ông GS TS.

    Ngoài ra, chính trong thí dụ của mình, ông đã không nhìn ra được rằng chữ “Nguyễn” trong “Nguyễn Khuyến” cũng đã can dự vào trường hợp tổng quát nói trên mà chúng tôi đang đề cập.

    Thiếu sót vì sự bất cẩn trong bài viết của mình, lỗi này cuả ông GSTS khi quan sát các cấu trúc về chính tả, là một điều đáng tiếc. Tuy nhiên, nó có thể được xem là không quá nặng nề như điều chúng tôi sẽ nêu ra sau đây.

    Sai sót lớn và trầm trọng trong bài viết, xoay quanh việc ông GS TS đã to gan, bạo phổi, và nhắm mắt đưa ra một “quy luật bất hành văn (luật không có văn bản) về thẩm mỹ”

    2/ Thật vậy, ông GS TS về ngôn ngữ học cho rằng, “Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ.”

    Để có được cái [quy tắc bất thành văn “trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới.”], ông GS TS Nguyễn Đức Dân phải dày công nghiên cứu, kể cả việc đem thước li ra, đo dọc đếm ngang tỉ mỉ từng nét dài ngắn của mỗi con chữ cái. Thương hại cho ông GS TS đã hao tâm tổn sức hít bụi thời gian để săm soi kính lúp vào từng số “Gia Định Báo” và “Nông Cổ Mín Đàm” đã ngả màu theo tháng năm. Ấn bản của chúng, đã từ hơn trăm năm trước.

    Cuối cùng, cái điều mà ông GS TS khám phá được như một thứ “mặt trời chân lý chói qua tim” đó, khốn khổ thay đã trở thành trò cười nhảm nhí đầy lố bịch của học trò quỷ quái khi bọn chúng tôi còn đang lê la ở các lớp Hai và lớp Ba trong những trường tiểu học tại Saigon:

    Chúng tôi không biết bản thân ông GSTS đã được học Quốc ngữ như thế nào? Rồi sau đó ông đã nghiên cứu ra sao về ngôn ngữ trong thiên đường xhcn của các ông(?)

    Lẽ nào, trong những năm đầu tiên của bậc tiểu học, ông GS TS đã không được dạy dỗ vài nguyên tắc vô cùng căn bản, khi viết chính tả liên quan đến các nguyên âm “I” và “Y”?

    Các nguyên tắc căn bản đó bao gồm ít nhất những điểm sau đây:

    a) Trực tiếp sau các phụ âm kép, chúng ta chỉ được phép viết “I ngắn” mà không được viết “Y dài”. Thí dụ: viết là “chi, chí, chỉ, chị, chì, ghi, ghị, ghì, nghi, nghỉ, nghĩ, nghì, khi, khí, khỉ, khị, khì… tri, trí, trĩ, trị, trì” mà không viết là “chy, chý, chỷ, chỵ, chỳ,…”

    b) Trực tiếp sau các phụ âm “b, d, đ, g”; tuyệt đối không được viết “Y”, mà chỉ được dùng “I”. Thí dụ, “bi, bí, bỉ, bĩ, bị, bì…”

    Ngoài ra, còn có vài nguyên tắc khác và những ngoại lệ cho các phụ âm đi kèm, cũng như một số các trường hợp khác nào đó cho phép viết bằng cả hai nguyên âm “I” và “Y” mà đều được công nhận là đúng trong một số tù điển Việt ngữ được biên soạn đứng đắn.

    Nếu thời thơ ấu của ông GS TS được dạy dỗ cẩn thận hơn và ông cũng chịu khó học thuộc bài, thì hai nguyên tắc a) và b) nói trên đã tiết kiệm cho ông thật nhiều công sức “nghiên cứu” vất vả mà rốt cuộc chẳng đem lại chút giá trị nào cả(!) Nguy hiểm hơn, “chân lý” ngây dại, hâm hấp… mà ông GS TS phát kiến ra đó, hiện đang được phổ biến tràn lan trên thế giới mạng lưới toàn cầu bởi những suy nghĩ thiểu năng. Nó góp phần vào việc khiến cho con thuyền Quốc ngữ của nước ta mãi mang phận lênh đênh bọt bèo!

    3/ Bản thân việc “quản lý hành chánh về ngôn ngữ” đã sai trong chế độc tài cộng sản. Bởi vì hiểu theo nghĩa đen hay bóng cho quyền tự do ngôn luận, thì đó cũng là sự chà đạp nhân quyền. Trên thực tế, Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 của bộ Giáo Dục là một trong hằng trăm việc làm tàn phá vào sự minh bạch và trong sáng của tiếng Việt.

    Thương thay cho ông GS TS “ngôn ngữ học” đã hiểu ra được cái sai cần phải được sửa đổi. Thế là, ông đã phải thập thò lên tiếng một cách không chính thức với dư luận, dựa trên “công trình nghiên cứu vĩ đại” của mình. Nhưng “lực bất tùng tâm”. Hoài bão tìm cách sửa lại cái sai do hậu quả của Quy Định cuồng điên kia của ông thì to, tâm ông dạt dào. Khốn nỗi ảnh hưởng của sự phá hoại đã quá nặng nề. Nặng nề đến đỗi, là một nhà “ngôn ngữ học” với học hàm học vị GSTS đeo nặng trên vai đã không giúp ông tìm ra được manh mối của cái sai, cái dở. Hơn ai hết, ông GS TS chính là nạn nhân của Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 do bộ Giáo Dục ban hành. Và, bản thân ông cũng có phần trách nhiệm với kiến thức của chính mình khi khả năng nhận xét vẫn còn vô cùng kém cỏi so với cái “mác” GS TS gắn trước tên tuổi của ông dưới mỗi “công trình nghiên cứu”.

    Giá như ông GS TS Nguyễn Đức Dân đã được học hành một cách có quy củ ngay từ tấm bé như chúng tôi đã từng được thừa hưởng tại Saigon trong thời loạn ly, thì kiến thức căn bản về Quốc Ngữ ngày nay của ông đã rất vững vàng mà chẳng cần phải giành giựt cho được mảnh bằng TS. Ông cũng không cần phải chen lấn, xô đẩy cùng những đồng nghiệp của mình để đọ xem ai là kẻ có được lý lịch ba đời trong sạch hơn để được phong hàm GS. Tước-vị GS TS đã không giúp được cho những người “trí thức xhcn” như ông Nguyễn Đức Dân tránh được trở thành trò cười của chúng tôi khi còn là học sinh những năm đầu tiểu học…

    Trí thức của xã hội đã như vậy. Thế còn đồng bào của chúng tôi hiện nay đang ở mức độ hiểu biết ra sao về tiếng Mẹ đẻ của chúng ta? Đoạn văn bên trên, tôi đã viết rằng đem những ông GS TS ra làm trò cười khi mình còn bé. Mỉa mai thay, vì thực tế khi những dòng chữ đang tuôn ra giữa đêm khuya, cũng là lúc chúng tôi phải cúi xuống lau vội bàn phím. Vì chợt nhận ra vị mặn của những giọt nước mắt đang thấm trên môi cười ngạo nghễ…

    Nhìn thấy những sai lầm trầm trọng của “GSTS về ngôn ngữ học” Nguyễn Đức Dân trong lĩnh vực chuyên môn của ông, chúng tôi trách bản thân ông ta thì ít. Mà thương hại cho những người như ông Dân cũng như nghĩ đến đồng bào của mình hiện đang sống trong nước, càng nhiều hơn…

    Nguyên nhân đáng trách vẫn là do chế độ cs bao năm qua đã dùng mán rừng để quản lý hệ thống văn hóa và giáo dục. Thời gian trôi ở trong nước, hàng vốc những GSTS được đào tạo với khả năng chuyên môn như ông Dân. Với mớ kiến thức giả tạo, sai lạc, dật dờ, khật khùng, và ngớ ngẩn… như thế; tránh sao bài viết không có lỗi lầm vừa xảy ra trong khả năng nhận xét, vừa đến từ lỗ hổng của kiến thức góp nhặt bởi những thiếu sót hạn hẹp? Rồi từ đó, thế hệ của các “thiên tai của ngôn ngữ” như ông Dân lại tiếp tục đào tạo ra thành những thế hệ “tai ương trong Quốc ngữ” theo sau…
    Đời còn có gì buồn hơn?

    Nếu lề lối thi cử để vào được trường công lập tại Saigon trước năm 1975 có khắc nghiệt. Thì nó đã đào tạo ra được những đứa học sinh lớp Sáu (Đệ Thất) trung học có khả năng viết chính tả còn đúng hơn cả ông GSTS trong “thiên đường xhcn”.

    Điều này không chỉ là tai họa cho đồng bào Việt Nam hiện ở trong nước. Nó còn là những nọc độc tiêm nhiễm vào cả giới trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Nó cũng len lỏi vào một số (ít-nhiều, xin tùy độc giả đánh giá!) những người đang tự nhận là trí thức và giới cầm bút người Việt mang kiếp tha hương. Họ đã từng gạt lệ ly hương để đi tìm tự do. Nhưng một số nào đó, vẫn cam chịu nô lệ về mặt tư tưởng vì chưa biết được thế nào là việc sử dụng suy nghĩ của mình một cách độc lập!

    Ôi, bước thăng trầm trong chữ nghĩa của tiếng Việt ngày nay. Chẳng phải là “Đoạn trường thương tâm” hay chăng???…

    Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
    Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
    Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
    Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi (Tình Ca – Phạm Duy)

    Chân Phương,
    Falls Church, VA.
    12/12/12.

  9. 9

    ChânPhương

    Tôi xin nhận lãnh cái biết nhỏ nhoi, chưa đến một (1) của mình!
    Kính gửi cái biết bao la đến mười (10) gửi các ông “Tiến Sĩ có chung Thầy dạy” là hai ông Trịnh Nhật và Nguyễn Đức Dân ạ!

    Trân trọng,
    Chân Phương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.