VÀO ĐỀ
Mừng Tết Đinh dậu 2017, nhưng lại buồn vì nghe một số nhà trí thức, khoa bảng, nhà văn, báo chí đã đề nghị nên nhập chung Tết ta vào Tết Tây, để “tiết kiệm thời gian, nhằm bắt kịp phát triển kinh tế của thế giới”. (sic)
Nghe thoáng thì có vẻ hồ hởi, nhưng hơi lạ, vì Tây làm gì có Tết. Tết là do chử TIẾT (thời tiết) mà ra, một năm có 24 tiết, mỗi tiết có từ 14 – 16 ngày, bình quân 15 ngày. Tết nhằm vào tiết lập xuân, Tết ta tính theo âm lịch, lấy mặt trăng làm chuẩn, đầu tháng không có trăng, giữa tháng 15 (còn gọi là rằm) thì trăng tròn.
Tây phương không dùng tiết mà dùng tuần lễ (7 ngày/tuần) từ thứ hai đến chủ nhật, một năm có 52 tuần, ta thường nghe nói New Year, chứ ít ai nói “Tết Tây”, chúng ta không ăn tết tây, chỉ nghỉ lễ đầu năm mới dương lịch (lịch tính theo mặt trời), còn ai muốn ăn Tết Tây [New Year Celebration] là tuỳ khả năng, chứ không bắt buộc.
NGUYÊN NHÂN
1. VÕ TÒNG XUÂN: NÊN BỎ TẾT NGUYÊN ĐÁN! January 30, 2012 at 10:18am
Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch (ÂL) thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết: DL và ÂL, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ. Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.
Hiện nay ăn Tết Việt Nam theo lịch Trung Quốc với nhiều tập quán cổ truyền, có mấy bất lợi sau đây:
1- Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
2- Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất ả 2 tuần lễ học hành.
4- Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng.
5- Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây. ”…
GẦN ĐÂY THÌ BÁO CHÍ ĐẶT VẤN ĐỀ
Thứ hai, 09/01/2017, 08:00 AM
(VTC News) – Giáo sư Võ Tòng Xuân – người 11 năm trước làm “nóng” dư luận khi đề xuất gộp tết ta vào tết tây – cho biết, đã có những “tín hiệu cho thấy sự thay đổi” và ông tin rồi Việt Nam sẽ ăn Tết cổ truyền theo lịch dương như Nhật Bản.
Giáo sư Xuân nói: “Tôi vẫn bảo lưu quan điểm về Tết hội nhập. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác trên thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê. Chúng ta đang là một nước nghèo so với phần còn lại của thế giới, làm thế nào để đất nước có thể bắt được những dòng chủ lưu của nhân loại?”…
‘Đã đến lúc chúng ta bỏ Tết cổ truyền’
Hà cớ gì đạo đức xã hội càng xuống cấp, kinh tế thì thụt lùi, Tết thì ngày càng “nhạt” mà cứ phải khăng khăng “giữ hồn”? nhà văn Tuệ Nghi chia sẻ quan điểm về việc bỏ Tết truyền thống.
Những năm trở lại đây, cứ mỗi dịp xuân về lại bùng nổ dữ dội tranh cãi vấn đề nghỉ Tết. Cái việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến các nhà kinh tế hội nhập “sởn hết gai ốc” vì lo sợ.
Người ta hô hào hội nhập kinh tế nhưng vẫn muốn giữ khư khư lề lối văn hoá truyền thống đó là Tết cổ truyền. Tôi không phủ nhận, Tết cổ truyền mới đúng là Tết sum họp của người Việt nhưng nó không còn phù hợp với tốc độ phát triển xã hội nhanh vũ bão như hiện nay.
Chúng ta chọn đất nước giàu mạnh hay chọn cố chấp giữ truyền thống để cứ phải ngậm ngùi nhìn các quốc gia khác vượt mặt chúng ta hàng thập kỷ?
Chúng ta chọn mở rộng phát triển kinh tế, giao thương với các nước châu Âu, châu Mỹ hay chọn chỉ quanh quẩn làm ăn với các nước láng giềng cùng đón Tết như ta?
Trên lý thuyết, Tết là sum họp, là tình thân và cũng có người cho rằng Tết cổ truyền là hồn của dân tộc, Tết còn thì dân tộc Việt mới còn (?!)
Tôi không nghĩ vậy, cá nhân tôi cho rằng nếu đã sống có tình thì 365 ngày trong năm đều tình nghĩa với nhau, đều sum họp với nhau chứ cần gì nhân danh Tết để bày mâm cao cỗ đầy?
Và cái hồn ở dân tộc vốn dĩ nằm ở sự thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, sự hội nhập khéo léo về văn hoá cũng như chuẩn mực trong đạo đức, lối sống của con người.
Hà cớ gì đạo đức xã hội càng xuống cấp, kinh tế thì thụt lùi, Tết thì ngày càng “nhạt” mà cứ phải khăng khăng “giữ hồn”?
Dĩ nhiên còn nhiều GS, TS, nhiều nhà văn, nhà báo cũng đồng quan điểm với GS Võ Tòng Xuân và nhà văn Tuệ Nghi nên bỏ Tết ta, ăn Tết Tây.
Thưa GS Võ Tòng Xuân và nhà văn Tuệ Nghi, trước hết tôi đồng ý với quý vị, hầu hết các nước trên thế giới ngày nay họ dùng dương lịch trong hành chánh, từ hiệp ước, văn kiện, thơ từ, hóa đơn, đơn trương v.v.
Tôi cũng đồng ý với quý vị cái gì không thích hợp thì tự nó sẽ chuyển hoá, hay tự động biến mất tỷ dụ như tục nhuộm răng đen cuả quý bà ngày xưa, hay ngày lễ quý ông phải có khăn đóng, áo dài, cây nêu ngày Tết, câu đối đỏ, ông đồ già cũng vắng bóng …
SAU ĐÂY LÀ Ý KIẾN TRÁI CHIỀU
Giáo sư Võ Tòng Xuân:
… Chúng ta đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc. Tôi nhớ có đọc câu thơ của cụ Tố Hữu: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta”.
Đọc xong cảm thấy buồn, với Bốn ngàn năm ta vẫn là ta
Hằng chi cô Giáo Trần Thị Lam sáng tác bài thơ:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Kính thưa GS ăn Tết mà sợ: Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
Tôi trực nhớ lại thời “lao động là vinh quang”, đồng ý, đến tuổi lao động, phải có việc làm để nuôi bản thân và góp phần xây dựng xã hội, nhưng nghe nói miền bắc thi đua lao động “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ” hay nông dân thì đón xuân trên luống cày, con người chứ đâu phải máy, cần nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, bóc lột sức lao động cuả người dân như thế, thử hỏi kinh tế miền bắc có hơn gì miền nam không?
Hỏi tức là trả lời rồi. Vậy xin quý GS, TS bỏ qua cái giai đoạn LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG, cho con cháu chúng ta nó nhờ, hơn nửa thế giới văn minh, họ muốn bớt giờ lao động, từ 40H/tuần xuống 36H/tuần để công nhân có nhiều thời gian nghỉ ngơi
Thưa nhà văn Tuệ Nghi: Hà cớ gì đạo đức xã hội càng xuống cấp, kinh tế thì thụt lùi, Tết thì ngày càng “nhạt” mà cứ phải khăng khăng “giữ hồn”?
Đừng đổ thừa đạo đức xã hội xuống cấp là do Tết. Vào Google.com tìm hiểu về tội ác Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, thì sẽ thấy đạo đức xã hội càng xuống cấp là đúng quy trình đấy cô ạ.
Mới đây báo chí Âu châu lên án HCM là tội đồ diệt chủng, vậy mà đảng cs luôn luôn kêu gọi toàn đảng, toàn dân phải học tập đạo đức HCM, do vậy đạo đức xã hội không xuống cấp mới lạ,
Tôi không bàn nhiều về ý kiến của GS, hay nhà văn Tuệ Nghi, vì có nhiều vấn đề ngoài ý muốn, nói về TẾT, mà phải nói đến cs, đến HCM mất vui, mất ý nghĩa, nhưng phải dẫn chứng, để các bạn trẻ kiểm chứng chứ không phải ta phịa ra:
“Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN thay đổi theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, Tam Hoàng Ngũ Đế cũng chỉ là những nhân vật truyền thuyết. Các nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại cho rằng trên lãnh thổ Trung Quốc (ngày nay) thời cổ đại có hai chủng tộc sinh sống là người Hán (Mongloid phương Bắc) ở lưu vực Hoàng Hà người Bách Việt (Mongloid phương Nam) ở nam Dương Tử. Do đặc điểm thời tiết và địa hình, nên kinh tế sơ khai của người Hán là chăn nuôi du mục còn người Bách Việt trồng lúa nước, Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng Tết là lễ hội nông nghiệp nên xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam còn người Hán chỉ tiếp nhận sau này. Theo Kinh Lể (Chuyên ghi chép lại lễ nghi thời xưa) của Khổng Tử viết rằng: “Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó là tên của một lễ hội lớn của bọn người Man (Người tộc Bách Việt). Họ nhảy múa như điên uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi ngày đó là: Tế Sạ”.”
Qua đoạn dẫn chứng trên đây theo lịch sử cuả Trung cộng, chứ không phải lịch sử VN, ta thấy Tết là cuả Dân tộc Việt, đến Khổng Tử cũng không biết Tết là gì!
Ông bà có câu: giàu sinh lễ nghĩa, đất nước ta có nhiều lễ lộc, tình cảm, thương yêu đùm bọc lấy nhau, lá lành đùm lá rách, chứng tỏ dân tộc ta ngày xưa giàu có, từ vật chất tới tinh thần nhân ái, từ thiện.
Ngày nay Hoa kỳ giàu có nên họ đem tình thương yêu, lễ nghĩa, giáo dục, giúp đở thực phẩm, thuốc men, áo quần, vật dụng hằng ngày. Ngay cả hội viên từ thiện, Bác Sĩ Không Biên Giới [Médecins Sans Frontières] đến các nước nghèo khó, nhiều thiên tai trên thế giới để cứu nạn mà không phân biệt bạn hay thù.
Còn Bần cùng sinh đạo tặc: Nước Tàu lấn chiếm biên giới, cướp biển đảo Hoàng sa, Trường sa, đâm tàu, cướp cá, giết ngư dân VN thì CSVN không dám nói thuộc nước Tàu, mà chỉ nói “tàu lạ” [chơi chữ mất khôn].
Trở lại âm lịch nhiều người bảo rằng âm lịch cuả Tàu, có thể là đúng, nhưng mỗi nước có lịch riêng cuả họ. Âm lịch cuả Tiền nhân ta dùng vô cùng khoa học, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, đó là chưa kể mỗi giờ mỗi tiết nó xác định từng vị trí của trái đất nói chung, và của nước VN nói riêng trong vũ trụ bao la này. Từ đó người nông dân biết thời tiết nắng, mưa để lên lịch gieo trồng đúng thời vụ. Có nhiều người bảo rằng ngày nay không ai dùng âm lịch, thì bỏ lịch âm cho khỏi rắc rối, nói như vậy không đúng, người ta dùng dương lịch trong hành chính, còn về canh tác, gieo trồng, hay cử hành nghi lễ tôn giáo, tâm linh thì phải dùng âm lịch mới đúng nghĩa tuần hoàn sinh khí vũ trụ.
Thực ra ngày Tết ta đã có từ hàng chục ngàn năm trước, khi nền văn minh lúa nước cuả Tiền nhân đã được thế giới công nhận. Dân VN trên 70% sống về nông nghiệp. Tết là dịp người nông dân lễ bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Họ làm lễ tạ ơn, cầu nguyện trời đất mưa thuận gió hòa. Tết cũng là lúc họ được nghĩ ngơi, thăm hỏi, chúc tụng bà con, bạn bè, làng xóm láng giềng, sức khỏe an vui, hạnh phúc quanh năm.
Quý vị bảo rằng ăn Tết là lý do ăn nhậu, cờ bạc, … Đâu cần đến Tết, hiện nay nạn đánh số đề, số đầu, số đuôi, số tự chọn, đá gà, casino, cá độ, v.v… Ngày nào mà không có người thua bán nhà, bán xe, nhảy lầu, nhảy sông tự tử. Đâu cần gì đợi đến ngày Tết mới lo. Cờ bạc, tệ đoan xã hội là do con người truỵ lạc xấu xa thực hiện, do cơ cấu chính quyền bất lực thúc đẩy, xì hơi biến hoá.
Trước 30/4/1975 dân miền nam ăn Tết Nguyên Đán, vui chơi thoải mái. Cũng có những nơi mất an ninh, bị hạn chế do CS phương Bắc gây chiến, đánh phá. Nhưng nhìn chung thì kinh tế miền nam vẫn phát triển tốt đẹp, các nước trong vùng như Singapore thời Lý Quang Diệu mơ được như Sàigon Việt Nam ta.
Nếu miền nam không bị CS bắc Việt cướp chính quyền năm 1975, thì dân không ai nói bỏ Tết ta, ăn Tết Tây hay nông dân phải lo chăm bón vụ đông xuân, hoặc đón xuân trên luống cày.
Theo Cô Giáo Trần Thị Lam:
Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kì bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?
Nghe nói quý vị GS, TS đi họp để phát triển nông nghiệp, kinh tế, khoa học, toán học, kỷ thuật, v.v. … hết nước nầy đến nước nọ, thử hỏi quý vị có chuẩn bị trong cặp một vài dự án, hay một vài phát minh sáng chế có giá trị, để đưa ra thảo luận với các nhà khoa học cuả thế giới không? Hay họ mời đâu, quý vi chạy tới đó cho có mặt, chứ chẳng có gì trong xách tay.
Theo tôi thì quý vị nên ngồi lại với nhau, tìm một giải pháp thật sự có giá trị cho VN phát triển giàu mạnh, chứ không phải chỉ biết chế tạo “phát minh” [sic]“bỏ TẾT TA, ăn TẾT TÂY” mới có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đạo đức xã hội, … Các khoa học gia thế giới nghe được “phát minh mới lạ” này, chắc họ cười bể bụng.
Kính thưa quý vị, tiền nhân ta đã bỏ ra chục ngàn năm nghiên cứu và lưu lại cho con cháu ngày nay những phong tục tập quán vô cùng giá trị, mà chúng ta không hiểu, không biết, lại bỏ đi thì thật đáng tiếc. Việt nam là nước nhỏ, Dân Tộc Việt hiền hòa, sống bên cạnh nước Tàu đất rộng người đông, lịch sử cho thấy hàng ngàn năm bị đô hộ, nhưng Dân tộc Việt không bị đồng hoá, vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay, có lẻ nhờ những phong tục, tập quán, tinh hoa cuả Dân tộc.
Truyền Thống Dân Tộc Bách Việt, tập trung vào ngày Tết hay Tết Ta. Quý vị hãy coi chừng âm mưu thâm độc của Hán tộc và bọn thái thú, bỏ Tết ta là hoàn tất quy trình bán nước, đẩy Việt Nam hoàn toàn thuộc Tàu trước năm 2020.
Vậy trong tinh thần gìn giữ tập tục Tết để nay vui xuân Đinh Dậu, chúng ta không quên nhiệm vụ cùng các bạn trẻ trở lại văn minh thời cỗ đại, trở laị biểu tượng khúc xương hóa đá ở Phi châu, mà tôi nghỉ có liên quan mật thiết đến Tiền nhân chúng ta.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy Xương Ishango ở thượng nguồn sông Nil. Trước đây trong bài “Văn Minh Lúa Nước” [TUYỂN TẬP NHÂN VĂN, Thu 2016] tôi đã giới thiệu bốn số nguyên tố (11, 13, 17, 19) cột bên trái, nay sẽ giới thiệu bốn số (11, 21, 19, 9) cột bên phải cuả khúc xương hóa đá gần bốn chục ngàn năm trước (40.000 – 30.000) như minh họa dưới đây:
Hàng số bên trái gồm 11, 13, 17, 19, cộng chung bốn số nầy là 60. Hôm nay tôi xin giới thiệu bốn số hàng bên phải 11, 21, 19, 9 cộng chung bốn số cũng bằng 60. Chưa ai giải mã tại sao có bốn số hàng bên phải, 11, 21, 19, 9, theo tôi đây là trường hợp đặc biệt cuả cộng hoặc trừ một số nguyên tố P với số nguyên tố đầu tiên là 2 (P + 2 va P – 2)
P – 2 hay 13 – 2 = 11 hoặc 11 – 2 = 9
P + 2 hay 17 + 2 = 19 hoặc 19 + 2 = 21
Chắc các bạn trẻ lại hỏi các con số đó có liên quan gì đến Tiền nhân ta
Trước hết tôi xin trình bày sơ qua con số 9, mà Tiền nhân ta rất quý:
Tượng trưng cho quyền lực cuả nhà vua
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch, đợi ngày xuất chinh
Địa danh cao quý
Sông Mekong chảy vào VN ông bà đặt tên là Cửu long
Cấp bậc trong thời quân chủ
Được phong từ thấp lên cao là
Cửu phẩm, bát phẩm, thất phẩm, …. đến nhất phẩm có chín bậc
Trong toán học
Số 9 là số lớn nhất hàng đơn vị, dùng để thử các phép tính nhân, lũy thừa 3, lũy thừa 5, lũy thừa 7, v.v. …
Phương Tây họ quý số 21 tỷ dụ:
Đón tiếp Quốc khách họ bắn 21 phát đại bác. Đen đỏ như chơi xì ách 21 điểm lớn nhất,
Trung cộng: quý số 8, là số hên cuả họ
Như vậy chúng ta không lệ thuộc văn minh Hán tộc, vì ba, bốn chục ngàn năm trước, không ai biết Hán ở đâu?
Trở lại con số 60 ở hai cột trái và phải trên sơ đồ, Tiền nhân chúng ta dùng làm lịch vạn niên, cứ 60 năm giáp một lần.
Cũng con số 60 ỡ cột khác, thì Tiền nhân ta dùng làm đơn vị tiền bạc: như một quan là 600 tiền, một tiền là 60 đồng
Tóm lại Tiền nhân chúng ta có có quan hệ với nhóm người cỗ ở Phi châu. Họ rất thành thạo về số nguyên tố.
Trong lĩnh vực toán học, các bài toán thuộc về số nguyên tố rất khó. Có những giả thuyết với hình thức đơn giản nhưng lại khiến các nhà toán học thế giới phải đau đầu, gần ba thế kỷ vẫn chưa thể chứng minh thành công. Như The Riemann Hypothesis, hay Goldback Conjecture 263 năm chưa ai giải quyết được.
Người đến gần nhất với lời giải của bài toán Goldback Conjecture là nhà toán học Terence Tao của trường đại học California, Los Angeles. Ông đã chứng minh được mỗi số lẻ là tổng tối đa 5 số nguyên tố và ông hi vọng có thể giảm từ 5 xuống 3 để “chiến thắng tuyệt đối” giả thuyết Goldbach trong tương lai.”
CHIA SẼ CÙNG CÁC NHÀ TOÁN HỌC
Tôi xin giải bài toán khó Goldback Conjecture mà suốt 263 năm chưa ai giải quyết được. Kính mong quý vị đóng góp, chỉ giáo chổ sai sót, cũng là việc nghiên cứu, đóng góp cuả quý vị vào khoa học toán hiện nay, thành thật cảm ơn.
GIẢI ĐÁP
Để có được “giả thuyết Goldback” đầy đủ, kính mời quý vị và các bạn trẻ vào Google.com hay yahoo.com tìm
GOLDBACH’S CONJECTURE
Goldbach’s original conjecture (sometimes called the “ternary” Goldbach conjecture), written in a June 7, 1742 letter to Euler, states “at least it seems that every number that is greater than 2 is the sum of three primes”. The conjecture that all odd numbers are the sum of three odd primes is called the “weak” Goldbach conjecture. Vinogradov (1937ab, 1954) proved that every sufficiently large odd number is the sum of three primes (Nagell 1951, p. 66; Guy 1994), and Estermann (1938) proved that almost all even numbers are the sums of two primes.
Vinogradov’s original “sufficiently large” was subsequently reduced to by Chen and Wang (1989). Chen (1973, 1978) also showed that all sufficiently large even numbers are the sum of a prime and the product of at most two primes (Guy 1994, Courant and Robbins 1996).
According to Hardy (1999, p. 19), “It is comparatively easy to make clever guesses; indeed there are theorems, like ‘Goldbach’s Theorem,’ which have never been proved and which any fool could have guessed.” Faber and Faber offered a 1000000 prize to anyone who proved Goldbach’s conjecture between March 20, 2000 and March 20, 2002, but the prize went unclaimed and the conjecture remains open…
Rất nhiều chi tiết, nhưng tôi chỉ rút ra 2 điểm chính sau đây:
1* GOLDBACK TAM NGUYÊN
Goldbach’s original conjecture states “at least it seems that every number that is greater than 2 is the sum of three primes”
(every number > 2)
Hay cách phát biểu thứ 2 cũng tương tự như trên, chỉ khác nhau là (all odd numbers≥9)
The conjecture that all odd numbers ≥9 are the sum of three odd primes is called the “weak” Goldbach conjecture.
2* GOLDBACK PARTITION
Almost all even numbers are the sums of two primes
Chúng ta có thể tìm thấy trong bức thư sau đây:
“On 7 June 1742, the German mathematician Christian Goldbach wrote a letter to Leonhard Euler (letter XLIII)[5] in which he proposed the following conjecture:
Every integer which can be written as the sum of two primes,…” Trải qua gần 3 thế kỷ, nhiều nhà toán học nói rằng họ đã giải được “Goldbach’s conjecture”, tuy vậy Faber đã treo giải thưởng $1000000, cho ai giải được “Goldbach’s conjecture”, trong 2 năm từ 20/3/2000 đến 20/3/2002, nhưng không ai nhận giải thưởng, xem như “Goldbach’s conjecture” chưa có người giải được, vấn đề còn bỏ ngỏ
Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề nầy, là đã góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nhất, của Toán học ở Thiên niên kỷ thứ 2,
CHỨNG MINH VẤN ĐỀ 1:
1* GOLDBACK TAM NGUYÊN BƯỚC 1
Đặt R(o) là tập hợp tất cả các số lẻ Ký hiệu số lẻ (Odd numbers) là 2k+1 Ta có:
R (o) = 2k + 1
Và số nguyên tố luôn luôn là số lẻ ngoại trừ (p = 2)
Do đó số nguyên tố (p) p ∈ R (o) hay p = 2k + 1 ngoại trừ (p = 2) Gọi p1, p2, p3 là 3 số nguyên tố bất kỳ ngoại trừ (p = 2)
Gọi S là tổng 3 số nguyên tố bất kỳ ở trên ta có:
S = p1 + p2 + p3 = (2k + 1) + (2k + 1) + (2k + 1) = (2k + 1) (1 + 1 + 1) = 3(2k + 1) = 3 x 2k + 3 S = 6k + 3 hay S ≡ 3mod2k
6k là số chẳn, vì chia đúng cho 2 3 là số lẻ Suy ra 6k + 3 là số lẻ, hay 3mod2k ∈ R (o)
Khi k = 1 S = p1 + p2 + p3 = 6k + 3 = 6 + 3 = 9 S ∈ R (o) = 9
Khi k → ∞ Thì S = (6k + 3) ∈ R (o) → ∞, cũng là số lẻ S ∈ R (o) > 9
Tóm lại:
Tổng của 3 số nguyên tố bất kỳ p1 + p2 + p3 (ngoại trừ p = 2) là một số lẻ thuộc R (o)
BƯỚC 2
Chúng ta chứng minh xem, bất kỳ số lẻ nào lớn hơn 9 đến vô cực, cũng là tổng của 3 số nguyên tố (?)
Tương tụ như trên
S = p1 + p2 + p3 = 6k + 3 Khi k = 1 ta có 6k + 3 = 9
(6k + 3) ∈ R (o) = 9 Đây là số lẻ đủ lớn, để bằng tổng của 3 số nguyên tố
Suy ra R(o) = 9 = S = p1 + p2 + p3 = 3 + 3 + 3
6k là số chẳn, vì chia đúng cho 2
Nói đến số chẳn (even number) chúng ta nghỉ ngay đến 2k, 4k, 6k, 8k, … Hay
6k ≡ mod2k còn 3 là số lẻ Ta có
S = (6k + 3) ≡ 3mod2k
Chọn mod tuơng đương 1 và k = 1 Ta có 3mod 2k ≡ 2 + 3 = 5
Chọn mod tuơng đương 1 và k = 2 Ta có 3mod 2k ≡ 4 + 3 = 7
5 và 7 là 2 số lẻ chưa đủ lớn để bằng tổng của 3 số nguyên tố
Ta chọn mod tuơng đương 1 và k = 3 3mod 2k ≡ 6 + 3 = 9 9 = p1 + p2 + p3 = 3 + 3 + 3
Tương tự k = 4 3mod 2k ≡ 8 + 3 = 11 11 = p1 + p2 + p3 = 3 + 3 + 5
k = 5 3mod 2k ≡ 10 + 3 = 13 13 = p1 + p2 + p3 = 3 + 3 + 7
k = 6 3mod 2k ≡ 12 + 3 = 15 15 = p1 + p2 + p3 = 3 + 7 + 5
k = 7 3mod 2k ≡ 14 + 3 = 17 17 = p1 + p2 + p3 = 3 + 3 + 11
k = 8 3mod 2k ≡ 16 + 3 = 19 19 = p1 + p2 + p3 = 3 + 5 + 11
k = 9 3mod 2k ≡ 18 + 3 = 21 21 = p1 + p2 + p3 = 3 + 7 + 11
k = 10 3mod 2k ≡ 20 + 3 = 23 23 = p1 + p2 + p3 = 5 + 7 + 11
k = 11 3mod 2k ≡ 22 + 3 = 25 25 = p1 + p2 + p3 = 3 + 5 + 17
k = 12 3mod 2k ≡ 24 + 3 = 27 27 = p1 + p2 + p3 = 3 + 5 + 19 … k →∞
TÓM LẠI
S = p1 + p2 + p3 ≡ 3mod2k ∈ R (o) Ta chọn mod tuơng đương 1 và k ≥ 3 (mod tương đương 1 hay tiến đến vô cực thì S ≡ 3mod2k vẫn là số lẻ )
Ta có
Tất cả các số lẻ nằm trong tập hợp R (o) ≥ 9 là tổng của 3 số nguyên tố, ngoại trừ (p = 2) Nếu không “ngoại trừ số nguyên tố p = 2” thì tổng của 3 số nguyên tố bất kỳ, có khi không phải là số lẻ Ví dụ
2 + 3 + 5 = 10 2 + 7 + 13 = 22 2 + 11 + 17 = 30 2 + 23 + 29 = 54 …
CHỨNG MINH VẤN ĐỀ 2:
2*) GOLDBACK PARTITION
Hầu hết các số chẵn là tổng của hai số nguyên tố (Almost all even numbers are the sums of two primes,)
BƯỚC 1
Tương tự chứng minh trên
Đặt R (e) là tập hợp tất cả các số chẳn, ký hiệu số chẵn (even number) là 2k Ta có:
R (e) = 2k Prime number = p và p ∈ R (o) hay p = 2k + 1 Gọi p1, p2 là 2 số nguyên tố bất kỳ “ngoại trừ p = 2” ta có
S = p1 + p2 = (2k + 1) + (2k + 1) = 2(2k + 1) = 2x2k + 2 hay 4k + 2 4k là số chẵn, vì chia đúng cho 2 Suy ra: k ≥ 1 S = 4k + 2 ≡ 2mod2k là số chẵn S = 4k + 2 ≥ 6 S ≡ 2mod2k ∈ R (e)
Tổng 2 số nguyên tố bất kỳ (ngoại trừ p = 2) là một số chẵn
BƯỚC 2 Nói đến số chẵn (even number) chúng ta nghỉ ngay đến 2k, 4k, 6k, 8k, … Hay
4k ≡ mod2k còn 2 là số chẵn
Suy ra
S = (4k + 2) ≡ 2mod2k ∈ R (e)
Chọn mod tuơng đương 1 và k = 1 Ta có 2mod 2k ≡ 2 + 2 = 4
Tương tự
k = 2 Ta có 2mod 2k ≡ 4 + 2 = 6 6 = p1 + p2 = 3 + 3
k = 3 Ta có 2mod 2k ≡ 6 + 2 = 8 8 = p1 + p2 = 3 + 5
k = 4 Ta có 2mod 2k ≡ 8 + 2 = 10 10 = p1 + p2 = 3 + 7
k = 5 Ta có 2mod 2k ≡ 10 + 2 = 12 12 = p1 + p2 = 5 + 7
k = 6 Ta có 2mod 2k ≡ 12 + 2 = 14 14 = p1 + p2 = 3 + 11
k = 7 Ta có 2mod 2k ≡ 14 + 2 = 16 16 = p1 + p2 = 3 + 13 hay 5 + 11 … k → ∞,
Khi k = 1 S = (4k + 2) ≡ 2mod2k Ta có 2mod 2k ≡ 2 + 2 = 4 4 chưa đủ cho tổng 2 số nguyên tố lớn hơn 2 (p > 2)
Do đó Khi k ≥ 2 tiến đến vô cực mod tương đương 1 hay tiến đến vô cực thì
S ≡ 2mod2k vẫn là số chẵn
Suy ra S= (4k + 2) ≡ 2mod2k ∈ R (e) → ∞, cũng là số chẵn S= (4k + 2) ≡ 2mod2k ∈ R (e) ≥ 6
Tóm lại Tất cả số chẵn thuộc R (e) ≥ 6 là tổng cuả 2 số nguyên tố,
ngoại trừ p = 2 R (e) = p1 + p2 R (e) ≥ 6
6 = 3 + 3 8 = 3 + 5 10 = 3 + 7 = 5 + 5 12 = 7 + 5 14 = 3 + 11, 7 + 7 16 = 5 + 11 hay 3 + 13 18 = 7 + 11 hay 5 + 13 20 = 7 + 13 hay 3 + 17 22 = 3 + 19 hay 5 + 17 hay 11 + 11 24 = 5 + 19 hay 7 + 17 hay 11 + 13 26 = 7 + 19 hay 13 + 13 hay 3 + 23 …
Nếu không “ngoại trừ số nguyên tố p = 2” thì tổng của 2 số nguyên tố bất kỳ, có khi không phải là số chẵn Ví dụ: 2 + 5 = 7 2 + 7 = 9 2 + 11 = 13 …
KÊT LUẬN
Kính thưa quý vị, thời buổi khoa học tiến bộ, con người đã lên mặt tăng, robot lên sao hỏa, bay vào vũ trụ bao la. Y khoa đã dùng tia sáng mổ xẽ, xạ trị, v.v, mà mình còn ngồi mơ tưởng đến thời xa xưa cuả Tiền nhân ta, nghe nói quê quá phải không quý vị. Nhưng thực sự, mình chưa hiểu hết cái hay cái đẹp của Tiền nhân đâu!
Trở lại vấn đề toán học, gần 50 cuốn sách trên amazon.com của các nhà toán học danh tiếng thế giới, viết về Goldback’s Conjecture, nhưng vấn đề chưa giải quyết xong. Cái khó của bài toán có 2 vấn đề chính, số lẻ (odd number) và số chẳn (even number), tôi xoay quanh 2 nhóm “lẻ 2k + 1 và chẳn 2k” để giải bài toán rất ngắn gọn như chứng minh trên, chúng ta có thể kết luận rằng:
“Goldback’s Conjecture” Là một tuyệt tác của nhà Toán học người Đức Christian Goldback vào thế kỷ XVIII, và hy vọng chúng ta đã khép lại vấn đề đã bỏ ngỏ gần 3 thế kỷ nay.
Đó là kết sinh trí lực của hậu duệ với tiền nhân. Ý nghĩa Tết cũng nằm trong thế kết sinh dân tuý lưu truyền qua dòng sinh lực Đại Việt. Tết Ta là nghi lễ, tập tục mừng xuân của người Việt chúng ta hoà nhịp với canh tác nông nghiệp lúa nước, chứ không phải là lễ lạc của người Tàu [Chinese New Year], của Hán Tộc trăn nuôi, canh tác lúa mỳ. Phải chăng Nam Hoa đã tiếp nhận phong tục, nghi lễ của chủng Bách Việt, của Cổ Việt tộc dân sống nhờ “lúa nước”.
Không lẽ gì lại nhẫn tâm bội bạc tiền nhân bằng những tác phong đoạn tuyệt với chính thống văn hoá, với chính danh chủng tộc. Bỏ Tết Ta là bỏ nghĩa khí bẩm sinh kết tạo tổ tiên chúng ta. Bỏ Tết Ta là bỏ công lao nuôi dưỡng, duy trì biết bao thế hệ Việt tới ngày nay.
Bỏ Tết Ta tức tự huỷ, chứ không “tự sướng” theo chủ trương lường gạt hứa hẹn địa đàng duy vật cộng sản; với ý đồ nhằm phục vụ đại gia đảng phiệt sẵn sàng bóc lộc dân oan; sẵn sàng tước đoạt, kiềm toả đời sống căn bản của đa số công dân bất hạnh.
Bỏ Tết Ta tại hải ngoại cũng là bỏ hy vọng tái tạo sinh khí hài hoà nơi con cháu chúng ta cần tồn sinh và phát huy nhờ Việt tính.
Chẳng qua thời cuộc trong nước đầy tai hoạ chính trị, tai ương xã hội, kinh tế, nên sách lược quốc doanh là tìm mọi cách mập mờ đánh lận con đen bằng thủ đoạn hô hào lú lẫn nhân cách; bằng lời lẽ kích động, tuyên truyền như phường “dư luận viên” nhào nặn ý thức vong bản, bội tình, bạc nghĩa, trá hình thành giả thuyết kinh bang tế thế, mà chỉ lợi đảng ích hán, dù đó là phản nước, hại dân.
Trân trọng,
Võ Văn Rân
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, tập thể, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation]. Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo. Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.