About the author

Related Articles

3 Comments

  1. 1

    Van Hong

    Đề tài muôn thuở! Ta thấy rằng, chỉ cần 20 năm cách biệt, thì ngôn ngữ của hai miền Nam Bắc đã có sự phát triển riêng biệt. Hoàn toàn đồng ý với tác giả về chuyện nhiều người (mà tôi cho rằng có đầu óc cực đoan) thích “chính trị hóa” ngôn ngữ.
    Cái bệnh “hay chữ” thì ở đâu cũng có, nhưng trong cái gọi là “xã hội chủ nghĩa” tại miền Bắc thì nó rất phổ biến và đạt được cao diểm do sự cộng hưởng của ba yếu tố: Bắc Kỳ chảnh, dốt nhưng lại thích “hay chữ” và dối trá (vì không thể nói thật). Cứ để ý nghe các “ngài” cán bộ phát biểu thì sẽ thấy rõ điều đó: linh tinh toàn những từ ngữ “dao to búa lớn”, rất ư … hoành tráng, nhưng kỳ thực chỉ toàn là … khí nóng; hay nói nôm na là “trăm voi chả được bát nước sáo”.
    Khi vào miền Nam thì họ nắm chủ quyền trên mọi lãnh vực, nhất là học đường và các công sở, và khủng khiếp nhất là báo chí, thế nên, kiểu nói XHCN xuất xứ từ ba yếu tố trên đã xâm nhập vào đại chúng.
    Nhưng nói như thế không có nghĩa là những từ ngữ được sử dụng sau này là sai. Tôi nghĩ rằng ta nên tận dụng để làm cho kho tàng ngôn ngữ Việt dồi dào hơn. Để làm được điều đó thì những người có trách nhiệm (nhà văn, nhà báo, nhà giáo, công chức…) phải sử dụng đúng từ ngữ. Thái độ phân biệt “trước 75/sau 75” là điều nên tránh.
    Thế giới hôm nay không còn như thế giới của 30 năm trước. Internet và sự giao thương toàn cầu, và nhất là sự thay đổi, tăng trưởng rất nhanh của vốn liếng hiểu biết trên mọi bình diện đòi hỏi phải có một thứ ngôn ngữ đa dạng nhưng chính xác để chuyển tải tư tưởng, để diễn tả sự việc. Có nhiều từ ngữ bắt buộc phải giữ ở nguyên dạng tiếng ngoại quốc, bởi lẽ khi chuyển nó sang ngôn ngữ địa phương thì nó bị hiểu sai. Một thí dụ đơn giản là từ ngữ “software”. Người Việt dịch là “phần mềm”. Mới nghe lạ tai, nghe riết rồi quen. Nhưng sai thì vẫn sai, bởi vì “software” là một từ ngữ sáng tạo, không có nghĩa soft, mà cũng chẳng phải ware (chữ ngược lại là hardware). Software/hardware không chỉ dùng trong phạm vi computer (đây cũng là một từ ngữ có vấn đề tương tự) mà trong nhiều phạm vi khác nhau: phim ảnh, âm nhạc v.v. Như khi gọi computer là “máy vi tính” là ta đã tự đưa mình vào ngõ cụt, bởi lẽ nó có tính toán gì đâu! Ngoài ra “máy vĩ tính” là máy nào?

    1) Bảo rằng người nghệ sĩ chỉ “trình diễn” mà không “biểu diễn” – đơn giản vì người ấy không nhảy nhót thì thực ra chỉ là chuyện “sợi tòc chẻ đôi”.

    2) Nhưng “sân bay” và “phi cảng/trường” là hai chuyện khác nhau. Nói phi cảng là ám chỉ cái tổng thể của công trình, mà trong đó, ngoài cái chỗ máy bay lên xuống và bãi đáp (sân bay!) thì quan trọng hơn(ít nhất là trong ngành kiến trúc) là các công trình chung quanh, trong đó có các nhà ga, nơi buôn bán, khách sạn v.v.

    3) Nói “chất lượng” để phân biệt với “số lượng” là các dùng đúng. Cũng như khi nói bóng đá (thay vì “bóng tròn” như trong miền Nam trước đây vẫn xài), bóng rổ, bống chuyền… là tạo được hệ thống cho một chuỗi từ ngữ.

    4) Có những từ ngữ sai nhưng vẫn được dùng trong các công văn, chứng thư, vì lẽ đơn giản là người sử dụng không biết cái sai. Một thí dụ phổ biến hiện nay là từ “đăng ký kết hôn”, được ghi trong các “giấy chứng nhận kết hôn” (xưa ta gọi là hôn thú). Người ta viết rằng: “đăng ký ngày …” và hiểu là đã “kết hôn ngày …”. Nhưng “đăng ký” và “kết hôn” là hai chuyện khác nhau. Đăng ký chưa chắc đã (được) kết hôn!

    Bốn thí dụ trên muốn nêu ra bốn khía cạnh của vấn đề. Tôi nghĩ, ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải tư tưởng. Nhưng ngôn ngữ trong sáng cũng sẽ giúp cho tư tưởng trong sáng. Mà tư tưởng trong sáng, được trình bày trong sáng là điều kiện cơ bản để dẫn đến tiến bộ, văn minh. Không phải tự nhiên mà các nước Bắc Âu rất coi trọng việc bảo vệ ngôn ngữ. Người Đức chẳng hạn, khi họ giao tiếp xã hội bình thường thì sao cũng được, nhưng khi ở “chính giòng” là phải chính xác: Sách của học đường không được phép sai một chữ, những tờ báo lớn mà viết cẩu thả ngữ pháp, văn phạm là sẽ bị phê bình thẳng tay, ký giả truyền hình mà phát ngôn không theo chuẩn mực văn phạm thì bị xem là loại tồi v.v. Đó là điều mà người Việt có trách nhiệm cần suy gẫm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.