About the author

Related Articles

17 Comments

  1. 1

    Phạm Cao Dương

    Anh Đạt thân,
    Rất hay. Cám ơn Anh đã viết bài này.

    Phạm Cao Dương

  2. 2

    Nguyễn Duy Chính

    Cám ơn anh Đạt. Bài viết nói lên được cái macro-history của cuộc chiến Việt Nam. Thiên hạ đi vào micro-history nhiều quá.

    Việc be bờ cũng giống như đắp một con đê ngăn nước lũ. Quan trọng nhất là đừng đễ một mắt xích nào yếu. Tiếc thay trong mắt xích VN thì phe địch là vũ khí tấn công mạnh nhất, mà phe ta lại yếu.

    Có một vấn đề dường như cũng ít người quan tâm. Miền Nam cần một chính quyền đàng hoàng tử tế đã đành mà miền Nam cũng còn cần một phòng tuyến đủ rộng để không bị những nhát đâm chí tử. Tôi nhớ khi còn nhỏ, VN và Cao Miên có quan hệ ngoại giao khá tốt. Thế nhưng ông Diệm và ông Nhu tính rất sai đường khi đưa người sang toan đảo chính ông Sihanouk theo mô hình thiên triều-phiên thuộc thời Minh Mạng. Từ đó trở đi mình vào thế bị động đưa đến cái thế môi hở răng lạnh. Chính Cao Miên là vị thế chiến lược đưa đến cái chết của miền Nam.

    Thân, Nguyễn Duy Chính

  3. 3

    Nguoi Phuong Nam

    Thưa Dr Đạt,
    …Bài viết được sọan thảo công phu hòan chỉnh rất chính xác với một kết luận hùng hồn kêu gọi tinh thần hợp nhứt của tòan dân trong và ngòai nước. Nhưng theo thiển ý của em thì xưa nay mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên. Thời cơ, vận nước do trời, thiên cơ nào ai biết trước! Hy vọng đất nước có ngày quang phục trở cờ là hy vọng chung của triệu con tim Việt Nam đang ở khắp mọi nơi trên thế giới.

    Trân trọng,
    Nguoi Phuong Nam

  4. 4

    The Coward

    Kính thưa anh Đạt : Tôi đọc bài phân tích của anh về chủ nghĩa ” be bờ ” của Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tranh lạnh với Khối Cộng sản thì tôi suy ngẫm thấy là quả thật những gì trước đây tôi cho Mỹ là ghê gớm , làm việc có kế sách , chiến lược và có khi tính trước cả…100 năm , nay tôi mới nhận ra là Mỹ cũng chả hay ho và thông minh gì !
    Thực sự mà nói ngay cả khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ cũng chẳng phải là do Mỹ làm , mà chính là nhờ hoàn toàn may mắn khi lòng dân tại các nước CS đã đứng dậy , ngoài dự liệu của Mỹ và cả Cơ Quan Tình báo CIA !
    Tôi nghĩ là có điều gì khúc mắc mà chúng ta chưa nghĩ ra được là đằng sau hậu trường chính trị của Mỹ , có những quyền lực đen nào đã chặn lại những quyết định muốn hạ gục TQ hay Liên Xô ngay từ lúc 2 quốc gia này còn yếu kém về vũ khí hạt nhân ! Điều rõ nhất phải nói là Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng Trung Cộng từ lúc còn là những tên du kích khố rách áo ôm và cho đến nay trở thành một siêu cường thứ 2 về kinh tế , trở thành chủ nợ của Hoa Kỳ với món nợ 15 Trillions !
    Nếu Trung Cộng ở vào địa vị của Hoa Kỳ , chắc họ không làm vậy ! Họ sẽ bóp nát Hoa Kỳ ngay từ trứng nước !
    Nếu ta đọc truyện Tàu nhiều thì ta thấy là các chính trị gia Tàu đều chủ trương giết chết đối thủ tiềm năng để ngừa hậu hoạn chứ tuyệt nhiên không thả lỏng một cách thờ ơ như Hoa Kỳ !
    Trong Hán Sở Tranh Hùng , lúc Hàn Tín theo hầu Hạng Võ và chỉ được mang chức Chấp Kích Lang ( người theo hầu cầm kích cho Hạng Vũ ) thì quân sư của Hạng Vũ đã nói là : ” Người này nếu không dùng thì nên giết đi để ngừa hậu hoạn ! ” hoặc trong Tam Quốc Chí chúng ta thấy là Chu Du luôn luôn tìm đủ mọi cách diệt cho được Khổng Minh( dù lúc đó Khổng Minh theo phò Lưu Bị mà lực lượng vẫn còn rất yếu kém chưa đến nỗi đe dọa Đông Ngô ) thì biết là tính toán của Hoa Kỳ qua Chủ Nghĩa Be Bờ rất là lẩm cẩm và không có tác dụng nhiều và làm cho đối thủ mạnh thêm !
    Người Tàu có câu là phải giết cọp lúc cọp còn bé , không nên đợi nó lớn !
    Không lẽ Hoa Kỳ lại đi ngược lại là : Nuôi cọp cho lớn rồi mới diệt nó thì mới gọi là tài hay anh hùng?
    Tôi nghĩ có điều gì bí ẩn đằng sau hậu trường chính trị Hoa Kỳ khi có một bàn tay nào đó đã ngăn cản và cố tình nuôi dưỡng Trung Cộng để trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ như hiện nay !

  5. 5

    Nothing

    Be bờ chính là một sách lược kém cỏi vì chỉ có kẻ yếu mới làm chuyện này !
    Thí dụ Tần Thủy Hoàng đã be bờ bằng Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn bọn rợ Hung Nô !
    Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh hầu như phòng thủ và trong thế yếu nhiều hơn ! Quả thật cuộc chay đua vũ trang với LX có làm cho khối CS yếu đi phần nào nhưng phải nói là nhờ may mắn , lòng dân đã chuyển động nên LX và Khối Đông Âu sụp đổ ngoài dự liệu của Hoa Kỳ !
    Cũng như ngày nay , Hoa Kỳ cũng không có khả năng làm sụp đổ 4 nước CS còn lại mà chỉ còn trông chờ vào may mắn ở lòng dân mà thôi !

  6. 6

    Qua Le

    Bài viết hết sức hấp dẫn như thể xem “film” vậy! công phu lại hoàn hảo – Có giá trị cao. Cám ơn tác giả và cầu chúc Anh luôn vui và khỏe mạnh để tiếp tục viết thêm nhiều bài “độc đáo” nữa.

    Thân mến,

  7. 7

    Trọng Đạt

    T/G nói
    “Trước tiên Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chối tham dự, sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ muốn áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” tại Việt Nam, để tránh nguy cơ Thế chiến Thứ 3, nên cũng đã từ chối không giúp Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Điện Biên Phủ.”

    Mỹ có giúp đỡ Pháp nhiều từ 1950-1954, năm 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí tại Đông Dương (The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2)
    Tôi xin có chút ý kiến thêm về việc Mỹ không chịu oanh tạc cứu nguy Điện biên phủ 1954
    Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ không chịu oanh tạc cứu Pháp tại ĐBP hồi cuối tháng 4-1954 nên Pháp đã thua trận ngày 7-5 sau đó.
    Sự thực thì một phần chính phủ Mỹ ngại phải đưa ra quốc hội nhưng lý do chính là không thể cứu nguy được

    -Khi ĐBP bị nguy ngập vào hạ tuần tháng 4- 1954 thì hai bên đã trộn chấu, cài răng lược không thể ném bom lên ĐBP được, theo Navarre (Agonie de l’indochine) Pháp chỉ xin Mỹ oanh tạc các đường tiếp tế của Việt minh ở vòng ngoài để giảm áp lực địch thôi

    -Dù Mỹ có cứu được Pháp tại ĐBP vẫn thua vì coi trên bản đồ (trang 37) tại VN năm 1953 từ nam chí bắc, Việt minh chiếm gần hết, Pháp chỉ còn giữ được khoảng 20% diện tích (có thể ít hơn thế)

    -Lực lượng Pháp tại VN và Đông dương 1953 quá yếu so với VM, nói về chủ lực quân thì VM có tương đương 9 sư đoàn chính qui, Pháp chỉ được 1/3 (chương II, Agonie de l’indochine)
    Đông dương đang hấp hối, khó mà cứu được

    Tóm lại việc Mỹ ném bom cứu nguy rất khó thực hiện, chỉ nêu ra cho vui thôi, vả lại Mỹ cũng không muốn cứu chế độ thuộc địa của Pháp, nếu cứu được thì người ta đã làm rồi

    Trọng Đạt

  8. 8

    Trọng Đạt

    Trọng Đạt

    Tôi xin góp ý kiền thêm về chủ nghĩa be bờ, thập niên 50, 60 nguời Mỹ tin vào chủ thuyết domino cho rằng nêu mất một nước , thí dụ VNCH, thì sẽ mất nhiều nước láng giềng (Thài Lan, Mã lai, Miến điện, Nam dương…) như trong ván bài domino
    Từ sau 1-11-1963, lợi dụng VNCH đang xáo trộn, CSBV thừa cơ nước đục thả câu, gia tăng xâm nhập từ 1964, năm 1965 CSBV đưa quân chính qui công khai vào miền nam, quân đội VNCH bị tổn thất nặng (trung bình một tuần mất một tiểu đoàn và một quận) nên 1965 TT Johnson phải đưa quân vào cứu nguy (184 ngàn ), cưộc chiến ngày càng leo thang , năm 1968 quân Mỹ lên tới 530 ngàn.
    Sự sai lầm về chính sách chiến tranh giới hạn cũng như chiến thuật chiến lược của Johnson-McNamara khiến cuộc chiến ngày càng kéo dài, các tướng lãnh chỉ trích chính sách chiến tranh hạn chế không cho đánh qua các hậu cần Mên, Lào nên không thắng được CS. Hậu quả của chiến tranh hạn chế là cuộc chiến kéo dài, số lính Mỹ tử trận lên tới trên 35 ngàn cuối 1968 (kể cả chết tại mặt trận và vì những lý do khác như bệnh tật, tai nạn, thất tình tự tử…), phong trào phản chiến lên rất cao
    Năm 1969 TT Nixon cho rút quân từ từ để xoa dịu dư luận (theo lời đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird) vì người dân chống đối dữ dội, biểu tình đổ máu , chết ngươi, tỷ lệ người ủng hộ chiến tranh xuống thấp (Nixon, No More Vietnams trang 126)
    Năm 1965 theo các thống kê thăm dò cho thấy đại đa số (trên 80%) người dân và Quốc hội ủng hộ cuộc chiến VN nên chính phủ phải đưa quân vào VN
    Nhưng tỷ lệ ủng hộ tụt thang dần dần những năm 1966, 67, 68.. tỷ lệ chống chiến tranh lên cao, lý do McNamara chỉ đạo cuộc chiến sai lầm, không hiệu quả.. sang thời Nixon tỷ lệ ủng hộ chỉ còn 28% năm 1971… nên Nixon phải rút quân dần dần từ 1969 chotới 1972 chỉ còn trên 20 ngàn,
    Đưa quân vào hay rút quân về đều do ý muốn của người dân
    Theo ý kiến riêng tôi không phải chũ nghĩa Be bờ sai hay thất bại mà do chính sách chiến tranh hạn chế sai lầm của Johnson McNa

  9. 9

    Tran Viet Long

    * Xin cám ơn anh Đạt thật nhiều.
    * Một bài viết thật hay và rất thật.

    Tran Viet Long

  10. 10

    Trọng Đạt

    Nguyễn duy Chính nói

    “Thế nhưng ông Diệm và ông Nhu tính rất sai đường khi đưa người sang toan đảo chính ông Sihanouk theo mô hình thiên triều-phiên thuộc thời Minh Mạng. Từ đó trở đi mình vào thế bị động đưa đến cái thế môi hở răng lạnh. Chính Cao Miên là vị thế chiến lược đưa đến cái chết của miền Nam.”

    Nói như bạn thì v/đ quá đơn giản, miền nam mất vì Mên không còn thân thiện với ta
    Miền nam mất có hàng chục, thậm chí hàng trăm nguyên do chứ không phải chỉ một lý do này

  11. 11

    Nguyễn Trọng Dân

    Rằng hay thì thiệt là hay
    Xem ra ngặm đắng nuốt cay thế nào

  12. 12

    Nhan Dan Tu Ve

    Đồng ý là Hoa Kỳ đã bỏ rơi Miền Nam qua Hiệp Định Paris năm 1973 và tin vào chữ ký lật lọng của giới lãnh đạo Miền Bắc , nhưng nếu biết tính toán chiến lược , các nhà lãnh đạo Miền Nam , nhất là TT Thiệu cũng có cách giải quyết tinh hình , chứ không phải là rút bỏ Quân Khu 1 và 2 để làm náo loạn lòng dân , dẫn đến hiệu ứng giây chuyền mất nước !
    Năm 1975 , tôi chỉ là một tên Nhân dân Tự Vệ quèn tại Bình Định mới 17 tuổi cũng biết uất hận là tại sao không tử thủ mà bỏ chạy ? Khốn nạn nhất là tên Đại Tá Tỉnh Trưởng Bình Định Trần Định Vỵ đã bay trực thăng trên đầu và ra lệnh cho một Thiếu Tá Địa Phương Quân tên là Giàu mà tôi còn nghe : ” Các anh không được Zoulu ! ” Tức là theo danh hiệu truyền tin là không được dọt ! Thế mà ông đại tá này …dọt trước về Saigon !
    Hôm nay tuổi đã già , nghiền ngẩm binh thư thì thấy là TT Thiệu không có dũng khí và tài ba của một nhà lãnh đạo khi gặp hoàn cảnh thập tử nhất sinh của đất nước . Nếu là tôi , tôi sẽ làm như sau “:
    -Ra lệnh cho một tiểu đoàn Nhảy Dù đến ngay Toà Đại Sứ Pháp & Mỹ để bảo vệ và bắt làm con tin tất cả nhân viên và đại sứ . Tôi sẽ đến đây Tử thủ và cùng chết ! Hoa Kỳ phải đổ quân vào ngay để cứu đại sứ của họ !Phải liều mạng quyết tử và dùng chính trị lưu manh này mới giải quyết tình hình và yên lòng dân .
    – Ngay năm 1973 , biết Mỹ sẽ bỏ rơi , tôi sẽ cho xây dựng một căn cứ địa tại Trường Sa , Côn Sơn và Phú Quốc và cho các binh chủng thiện chiến về đây tử thủ như Thống Chế Tưởng Giới Thạch tử thủ Đài Loan hay như Mao Trạch Đông mở cuộc Vạn Lý Trường Chinh dài 20,000 dặm rút về căn cứ Diên An tử thủ chờ thời cơ tái chiếm lại lục địa .
    -Sẽ không ra lệnh cho Tướng Phú bỏ Cao Nguyên vì quân đội rút chạy sẽ tạo hỗn loạn . Lui binh của quân đội Miền Nam rất khác kiểu lui binh của quân đội Bắc Việt vì bị ràng buộc gia đình vợ con nên lui binh rất khó tác chiến .
    -Ra lệnh cho Tướng Trưởng không bỏ Huế rút về Đà Nẵng vì làm vậy cũng chết và các sư đoàn thiện chiến như SD 1 hay TQLC sẽ tan rã ! Chi bằng , ra lệnh đánh liều mạng ra Bắc đánh thẳng đến Hà Nội vì lúc đó CS đã ỷ y là Mỹ không can thiệp và Miền Nam không dám đánh ra bắc nên đã đem hết quân 25 Sư Đoàn vào Miền Nam , Miền Bắc hoàn toàn trống rỗng ! Phải đánh liều lĩnh như vậy mới cứu nguy Miền Nam vì khi chiếm được Hà Nội , bắt TBT Lê Duẩn lên đài ra lệnh đầu hàng là toàn bộ 25 Su Đoàn Bắc Việt ở MN sẽ tan rã ngay !

  13. 13

    Datnguyen

    Sau năm 1972 người Mỹ bỏ chiến lược be bờ nhưng nay lại be bờ chống Trung Cộng y như trước đây

  14. 14

    Anhcam

    Già tôi rất nể ý tưởng của anh “Nhân dân tự vệ” này quá xá quà xa,tiếc thay cả nước chỉ có một anh nhân dân tự vệ có đầu óc nhưng vì chức vụ chẳng khác gì anh du kích vc hoạt động trong phạm vi xóm làng,do đó ai mà thèm để ý tới ý kiến này !!

    Tuy nhiên cũng nên cám ơn TS tác giả bài này và những ý kiến tham luận trong bài của nhiều tác giả ,âu cũng là bài học tốt cho con cháu mai sau,cám ơn tất cả và chúc mọi người luôn được an vui và mạnh khoẻ.

  15. 15

    Tuonglai

    Có nhiều bài học xương máu về quân sự chính trị ngoại giao với những giải mã gần đây, cho phép chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn rất nhiều…Biết mình biết người không bao giờ là muộn cả. Trong chiều hướng ấy tác giả Lưu nguyễn Đạt đã phác hoạ lại một đoạn lịch sử đau thương với nhiều xác thực khó chối cãi- tại sao chúng ta mất nước vào tay Cộng Sản. Rất quý ở tác giả những lời chân thành gửi gắm thế hệ trẻ của một Việt nam tương lai biết tránh vết xe đổ của cha anh ngày trước để nhìn xa hơn và trông rộng hơn…Trò chơi chiến tranh không đến bởi nước nhỏ, đơn giản là quy luật thiên nhiên Cá lớn nuốt cá Bé. Nhưng phải thật khéo léo để không biến đất nước một lần nữa trở thành sân chơi của những con cá Bự. Hai triệu mạng sống Việt đã tức tưởi bị tước đi trong cuộc chiến ý thức hệ Quốc gia vs Cộng sản và không ngừng ở đây, xin nhớ cho! Khi Cộng sản còn cầm trong tay quyền lực, ngồi đè lên đầu Hiến Pháp, giật giây Quốc Hội…thì vẫn còn người Việt đau thương bỏ nước ra đi, và vẫn còn hại dân hại nước, điêu linh khắp các miền từ Nam ra Bắc. Thật đau xót hai năm nữa thôi Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Cộng và cái đám Thái thú Hán Nô vẫn còn cầm quyền cầm tiền hưởng lợi trên xương máu nhân dân…

    Cảm ơn tác giả bài viết rất cô đọng và súc tích!

  16. 16

    Võ Văn Rân

    Kính Dr Lưu Nguyễn Đạt
    Cả tháng nay lo viết bản thảo cuả sách TOÁN HỌC BÌNH DÂN & các công trình tiếp nối, nay tạm xong, mới vào đọc các bài viết cuả Dr về Chiến tranh VN (The Vietnam War), chưa có cuộc chiến nào lạ như ở VN, đánh mà không cho thắng, nghe báo chí đưa tin, cs xin đầu hàng cũng không cho thua. Tuổi trẻ chúng tôi thời bây giờ là nhân chứng sống cuả cuộc chiến, chúng tôi chán ghét chiến tranh, nhưng không vì thế mà trốn tránh chiến tranh, vào lính trở thành nạn nhân cuả bọn phản chiến, bọn đâm sau lưng chiến sĩ. Cảm ơn Dr đã phân tích qua nhiều tài liệu giá trị, đây cũng là bài học Lịch sử, cho các thế hệ mai sau, biết đâu là sự thật
    Kính
    Võ Văn Rân

  17. 17

    vivi099

    Cảm ơn bài viết có lịch sử…

    …!…
    Vivi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.