About the author

Related Articles

20 Comments

  1. 1

    Chieu Nguyen

    Ki’nh gửi Dr. Luu Nguyen Dat. Chiêu hoàn toàn đồng y’ vơ’i ông. Chữ “Arab Spring” là compound word. Arab bổ nghĩa cho chử Spring. Chữ Spring nầy không co’ nghĩa là muà “Xuân”. Spring ở đây nghĩa là ca’i lò xo. Khi ca’i lò xo bi bung ra không co’ ca’ch nào giữ được. Mà ông đã nói dươ’i đây là “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” [Arab spring] là đúng nghĩa 100%. Sự nổi dậy mạnh mẽ của dân tộc A’ Rập.

    Tạp chi’ Time đã chọn hình ãnh nổi dậy của người dân Arab vơ’i 2 chữ “Arab Spring”

    Ca’m ơn ông đã làm cho Chiêu hiễu rõ thêm y’ nghiã của từ “Arab Spring”.

    Chu’c vui,

    cN

  2. 2

    Qua Le

    Dear Dr. Luu Nguyen Dat:
    You are the best of the best. I totally agree with you about the real meaning of “Arab spring”. Thanks for explaining. Happy New Year!

  3. 3

    Lac Ha

    Một lời góp ý rất đáng trân trọng. Mong những người “làn truyền thông” lưu ý.
    Lac Ha

  4. 4

    Nguyễn Ngọc Bích

    Anh Đạt ơi,

    Nhắc nhở của Anh rất giá trị…

    Thân, BICH
    2/8/2012

  5. 5

    Dominique Lqam

    Tôi xem lại tự điển Harrap và Webster thì thấy ông Lưu Nguyễn Đạt rất chí lý.
    Cũng mừng là nhờ bài viết này mà chúng ta đánh giá đúng những diễn biến
    đã và đang xẩy ra ở Ả Rập.

    Chỉ ước rằng “Cuộc nổi dậy của nhân dân Ả Rập ” sẽ lan đến Việt Nam mình.
    Không biết vụ Đoàn Văn Vươn có là tiếng súng đầu tiên?

    Mong lắm thay.

    Quản Mỹ Lan
    France

  6. 6

    Roberto Wissai/NKBa'

    A valuable article in terms of scholarship and anti-totalitarian sentiments with full implications for the incipient struggles of the Viet people to overthrow the yoke of the corrupt, hopeless, useless VC regime. Words are important. One choice’s of words reflects one’s political stance. I dearly wish the VOA, RFA, BBC, and RFI would seriouslyly consider Dr. Dat’s point and start using “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” from now on, instead of the plain and neutral “Mùa Xuân Ả Rập”. Journalistic neutrality is a sorry excuse and a myth, especially when it comes to political coverage of events of seismic importance involving the struggles of the oppressed people.

    Roberto Wissai/NKBa’

  7. 7

    NGUYEN Vinh Trang

    Anh Đạt nói đúng ! Dịch “mùa xuân Ả rập” là sai. Chữ spring cũng có nghĩa là bond (bondir).
    An lành,
    VT.

  8. 8

    Phạm Văn Thanh

    Kính thưa TS Lưu Nguyễn Đạt,

    Kính xin góp ý thêm về “Arab Spring.” Như chúng ta biết “Arab Spring” uprisings ngụ ý chỉ chung cho những cuộc nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài tại những quốc gia ở vùng Trung Đông. “Mùa Xuân Ả Rập” là tên, uprisings là những cuộc nổi dậy. “Spring” không có nghĩa là cuộc nổi dậy mà ngụ ý rằng các cuộc nổi dậy thành công sẽ tạo cuộc sống mới tươi đẹp như mùa Xuân mới cho vùng Trung Đông hoặc dân Ả Rập. Tương tự như “Cách Mạng Hoa Lài’ dịch từ “Jasmine Revolution” tại Tunisia. Đính kèm là một tấm hình đoạt giải của World Press Photo về một thiếu phụ ôm xác thân nhân bị chết trong cuộc nổi dậy ở Yemen (?).

    Rất ngưỡng mộ tâm huyết đối với quốc gia dân tộc và kiến thức uyên bác của TS. Mong có dịp trao đổi quan điểm thêm với TS.

    Phạm Văn Thanh

  9. 9

    Hoang Ha Thanh - HHT

    Excellent article.

    Many thanks.

    HHT
    (California, USA)

  10. 10

    Bong Tran

    Kính gửi TS Lưu Nguyên Đạt:
    Trước hết, không ai có thể phủ nhận chữ Spring dùng để ám chỉ
    một cuộc nổi dậy như TS đã nói.Tuy nhiên vấn đề ở đây là dịch là
    Mùa Xuân Ả Rập có sai không? Để trả lời câu hỏi này,tôi xin
    mạn phép được trích dẫn lại 2 đề mục mà TS đã trích dẫn ở trên
    từ Wikipedia: 1-Prague Spring và 2-Arab Spring.
    Về đề mục 1: Tuy Wikipedia không nói rõ tại sao người ta lại dùng
    chữ Spring để ám chỉ nhưng cũng có nói là cuộc nổi dậy bắt đầu từ
    tháng Giêng năm 1968. Đó chính là bắt đầu thời điểm của Mùa Xuân.
    Các báo VN hồi ấy cũng đều dịch là Mùa Xuân Praha hay Mùa Xuân
    Tiệp Khắc.Tìm hiểu rộng hơn nữa,chính người Pháp cũng gọi là
    Printemps De Prague.(Xin tham khảo Larousse Encyclopedie)

    http://www.larousse.fr/encyclopedie/divers/Prague/139477

    Chữ Printemps của Pháp không thể có nghĩa nào khác ngoài nghĩa Mùa Xuân.
    Như vậy là chữ Mùa Xuân rõ ràng là đã được dùng để ám chỉ cuộc nổi dậy.
    Về trích dẫn 2 Arab Spring : Trong mục này Wikipedia cũng nói là
    cuộc nổi dậy khởi sự từ tháng chạp 2010.Tuy tháng chạp mới chỉ gần
    bằt đầu Mùa Xuân nhưng phần lớn các biến cố đã diễn ra trong tháng 2,
    tháng 3 cho tới tháng 5 2011.Và đó chính là thời điẻm của mùa Xuân.
    Nếu ta đọc quá chút nữa xuống phía dưới trong phần OVERVIEW thì
    Ngay câu đầu đã nói : »The series of protests and demonstrations
    Across the Middle East and North Africa has become known as “Arab Spring”
    And sometimes as “Arab Spring and Winter”.Như vậy ý nghĩa Mùa Xuân
    của chữ Spring rõ ràng là đã được dùng để ám chỉ.Như vậy tại sao ta lại không
    dịch được là Mùa Xuân ? Đi xa hơn nữa chúng ta hãy tham khảo một
    bài báo của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng đăng trong TuanVietnam.net:
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-02-07-mua-xuan-arab-sau-mot-nam-nhin-lai
    Mùa Xuân Ả Rập sau một năm nhìn lại.Tôi nghĩ rằng tác giả là người rât
    thành thạo về vấn đề này qua nội dung được soạn thảo rất công phu nên
    it’ có thể được coi là đã tự mình chủ quan nghĩ sao viết vậy.
    Kết luận: Tôi nghĩ là chúng ta vẫn có thể dịch là Mùa Xuân Ả Rập mà không sợ bị sai nghĩa.

    Trần Nguyên Bổng

  11. 11

    Bong Tran

    Tiếp theo bài bình luận của tôi trên đây,hôm nay tôi xin được đưa thêm
    chứng tích mới về hai nguồn gốc của 2 thuật ngữ “Prague Spring” và

    1-Prague Spring (Xin tham khảo) :

    http://europeanhistory.about.com/od/glossary/g/glpraguespring.htm

    Trong bài diễn giải này ta chỉ cần chú ý tới câu gần cuối : “The term
    Prague Spring was originated by western media,referring to a thaw after
    the cold “winter” war”.Như vậy người ta phải suy đoán ý nghĩa mùa
    màng của chữ Spring đã được dùng để hàm ý cuộc nổi dậy.

    2- Arab Spring (Xin tham khảo) ;

    http://www.sourcewatch.org/index.php?title=Arab_Spring

    Trong bài này ta chỉ cần chú ý tới chữ “flowering” trong câu thứ hai :
    “The term was previously used beginning in March 2005 by numerous
    media commentators to suggest that a spin-off benefit of the invasion
    Of Iraq would be the flowering of Western-friendly Middle East
    Democracies là hiểu ngay ý nghĩa Mùa Xuân của chữ Spring đã được
    Dung để ám chỉ những cuộc nổi dậy.

    Kết luận : Cũng như tiếng Anh,tiếng Pháp dùng ý nghĩa mùa xuân để
    ngụ ý một cuộc nổi dậy thì khi dịch là Mùa Xuân Ả Rập như các cơ
    quan truyền thông VN vẫn thường làm từ bấy nhiêu lâu nay,theo
    thiển ý,không có điều gì sai trái cả.
    Kính thư
    Trần Nguyên Bổng

  12. 12

    Doisoente

    Kính các tiền bối,

    Nếu mùa xuân là mùa đâm chồi nổi lộc -sức sống trổi dậy thành mầm chồi- thỉ sự nổi dậy của nhân dân Ả Rập đâu khác gì mùa xuân ? Nếu vậy ta dùng từ mùa xuân Ả Rập nghe nó thanh tao mà không sát máu tanh như những từ ngữ của bọn Việt Cộng !

    Kính

  13. 13

    Ba Tran

    Chính bài viết đã nói lên cái yếu trong dịch thuật của tác giả.
    Từ dịch “Mùa xuân Ả Rạp” ở đây là cách dịch nghĩa bóng, muốn phân biệt hai thời điểm và trạng thái xã hội đi từ “Mùa Đông” đen tối lạnh giá bước qua “Mùa Xuân” trăm hoa đua nở đầy sinh khí, do đó mới có Beijing Spring , Arab Spring, vì xã hội họ trước đó đều như “Mùa Đông” cả. Nếu như tác giả nói phải dịch từ ” Spring” như cái “Lò Xo” búng lên thì dịch là “Revolution” còn hay hơn, nguyên văn trong tiếng Ả Rạp الربيع العربي‎ (ar-Rabīʻ al-ʻArabiyy) cũng là “Mùa Xuân của Ả Rạp”, còn theo tôi được biết “Beijing Spring” dân Trung Quốc dịch là “Bắc Kinh chi Xuân” đó là “Mùa Xuân của Bắc Kinh” chứ không có cái gì là “Cái Lò Xo Bắc Kinh” cả !
    Vài lời xin chia sẻ .

  14. 14

    Nghiêm Ngọc Tâm

    Theo tôi cái hay của chữ “Spring” trong “Arab Spring” bao hàm cả hai nghĩa
    “Nổi/Bật Dậy” như cái lò xo bị đè nén lâu ngày được dịp bung ra, và “Mùa
    Xuân” nói lên sự chuyển mùa từ mùa đông buốt gía khổ sở sang mùa xuân tươi
    mát,mọi sinh hoạt thiên nhiên và con người bắt đầu trối dậy mang sinh khí
    mới tốt đẹp.

    Dịch sang tiếng Việt “Mùa Xuân,” hay tiếng Pháp “Printemps” cũng đều đúng
    thôi hàm ý nghĩa (bóng) thứ hai. Không nhất thiết là cuộc “Nổi Dậy” có đúng
    là xẩy ra vào mùa Xuân hay không. Nhưng nếu có sự trùng hợp với thời điểm
    Đông/Xuân thì chữ “Spring” quá hay! Có lẻ vậy mà chữ “Spring” đã được cân
    nhắc dùng đến thay vì “Uprisings” hay “Revolution.”

    Dịch “Mùa Xuân Ả Rập” theo ý đó là đúng.

    NNT

  15. 15

    Tawni Thanh Thảo Nguyễn

    Xin cảm ơn Tiến Sĩ Lưu Nguyễn Đạt đã phân tích rõ ràng, mạch lạc ý nghĩa của chữ “Spring” trong “Arab Spring” là sự nổi dậy, vùng lên. Trong sự kiện này, các cuộc cách mạng kế tiếp tại các nước trong vùng Bắc Phi và Trung Đông sau Tunisia xảy ra trong mùa Xuân chỉ là sự trùng hơp chứ không thể cho là “mùa xuân Ả Rập” được.

  16. 16

    Hung Viet

    Có lẽ bài sau đây là “phản biện” rất thuyết phục và chuẩn sác đối với bài của Tiến sỹ Lưu Nguyễn Đạt. Các bạn ủng hộ và tác giả nên vào đọc và cho í‎ kiến.

    http://namhai-truongson.blogspot.ca/2012/02/gioi-truyen-thong-viet-ngu-khong-nham.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.