About the author

Related Articles

3 Comments

  1. 1

    Lão Bộc

    ĐỒ GIẢ CỔ MADE IN CHINA

    Trung Quốc là một nền văn hóa lớn của nhân loại. Nền văn hóa đó đã để lại cho các dân tộc những tư tưởng triết học- nhân văn quý báu. Đó không chỉ là những quy phạm ứng xử trong đời sống thường nhật, trong các quan hệ cá nhân, trong gia đình, như “Tam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ), ngũ thường (gồm năm chuẩn mực đạo đức cá nhân bất di bất dịch là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), mà còn là những giá trị tư tưởng chính trị lớn, có khả năng bao quát từ các quan hệ xã hội, đến quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.
    Theo Khổng Tử, phạm trù đạo đức cơ bản nhất trong đạo “cương- thường” là Nhân (đức nhân). Nhân có nghĩa là yêu người, “ái nhân”. Khổng tử còn phân tích: “Người nhân là người mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt”. Đồng thời “Điều gì mình không muốn, chớ thi hành cho người khác” (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân)…
    Thế nhưng những giá trị đạo đức đó lại không được con cháu của Khổng Tử ngày nay kế thừa. Bắc Kinh đã và đang làm những việc mà họ không muốn cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
    Năm 1974, 1975 nhân lúc quân ngụ Sài gòn thua lớn, rút chạy, họ chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988, “người đồng chí anh em”, cùng chung lý tưởng XHCN đã giết 64 chiến sỹ, cướp đảo Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc đảo Trường Sa…
    Trong những năm gần đây, khi kinh tế nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Bắc Kinh đã thể hiện tham vọng biến Biển Đông thành ao nhà. Họ không chỉ vi phạm chủ quyền của nhiều quốc gia trong vùng mà còn muốn khống chế cả tuyến đường biển huyết mạch nối Biển Đông với Ấn Độ dương, là là tuyến đường thủy tấp nập nhất từ Châu Âu, Châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á và Đông Á.
    Để thực hiện tham vong ngông cuồng đó, như có người đã nói chẳng bao lâu nữa họ còn đòi “chủ quyền cả mặt trăng”, Bắc Kinh chẳng từ một thủ đoạn nào: Từ chính trị, kinh tế, quân sự, đến pháp lý.
    Điều nực cười là gần đây họ còn dùng cả thủ đoạn và kỹ thuật sản xuất đồ giả cổ để mưu toan chiếm cho được Biển Đông. Tham vọng đường lưỡi bò là một ví dụ.
    Trong văn hóa Phương Đông, giá trị của các sản phẩm không chỉ ở giá trị sử dụng của nó mà còn ở giá trị văn hóa, ở lịch sử của nó. Sản phẩm có niên đại càng cũ thì giá trị càng cao. Tất nhiên điều đó cũng có nghĩa, sản phẩm đó phải là sản phẩm thật, là sản phẩm được sản xuất vào thời điểm lịch sử mà nó được sản xuất ra đầu tiên. Chính vì vậy đồ thật là rất quý, hiếm.
    Vì lợi ích của mình những kẻ vô lương tâm đã làm đồ giả cổ để lừa thiên hạ. Những kẻ hám lợi khác tuy không làm ra sản phẩm nhưng cũng dùng thủ đoạn lừa đảo, mua đồ giả cổ, mặc dù biết đó là đồ giả để lừa người khác.
    Câu truyện đưa “ đường lưỡi bò” vào Game, trò chơi trực tuyến- “ Chinh Đồ 2.0 của Công ty Giant Interactive (Trung Quốc) là một ví dụ. Trò chơi này do Công ty VNG phân phối đã bị các game thủ phản ứng dữ dội vì để “đường lưỡi bò xuất hiện trên bản đồ biển Đông”. Được biết VNG đã chấm dứt hợp đồng với Giant Interactive.
    Tuy nhiên ý đồ chính trị lộ liễu hơn cả là vừa qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có ”sáng kiến yêu nước” làm hơn 6 triệu hộ chiếu in hình “đường lưỡi bò”. Sau việc làm sai trái này nhiều quốc gia đã không chấp nhận đóng dấu trên hộ chiếu có đường lưỡi bò khiến cho nhiều công dân Trung Quốc gặp khó khăn. Cách làm này về bản chất cũng là cách làm đồ giả cổ hiện đại. Họ nghĩ, chẳng hạn quốc gia nào đóng dấu lên hộ chiếu này là thừa nhận đường lưỡi bò…
    Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói, hình thức của cuốn hộ chiếu như thế nào là quyền của mỗi quốc gia…Nếu như ở đâu đó đóng dấu lên hộ chiếu đó thì điều đó cũng không có nghĩa là người ta thừa nhận đường lưỡi bò là của Trung Quốc!
    Cách đây không lâu, Việt Nam công bố tấm bản đồ Trung Quốc do “ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905”. Tấm bản đồ này do TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Bản đồ này thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam.
    Sau sự kiện này, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc đang lúng túng, vẫn im lặng về vấn đề trên, nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi, một số người (Trung Quốc) thừa nhận Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”…
    Thiết nghĩ, thời đại ngày nay, không còn là thời đại luật rừng, cá lớn nuốt cá bé. Cũng không còn là thời đại mà người ta có thể làm đồ giả cổ để lừa đảo thiên hạ như trước. Điều đó có nghĩa mưu toan in “ đường lưỡi bò” đồ giả trên hộ chiếu Made In China thật sẽ chẳng bao giờ trở thành đồ thật được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.