About the author

Related Articles

3 Comments

  1. 1

    Uyên

    Thưa ông Phạm Hoài Nam, dù không muốn, tôi vẫn không thể nào không thốt nên lời khen về sự uyên bác của ông. Chỉ một bài viết như thế này, ông đã giải thích gần trọn vẹn sự khác biệt của hai dân tộc, hai quốc gia.

    Cá nhân tôi cảm thấy rất vui khi càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn những bài viết hay, tâm đắc với đất nước.

    Tôi cũng đã từng đi Nhật, bạn bè tôi cũng có nhiều người đi Nhật. Mỗi khi ngồi trao đổi thì ai cũng thấy được rành rạnh sự khác biệt đó, nhưng giải thích nguyên nhân đó thì…ai cũng đi vòng vòng cho tới khi chóng mặt cũng chẳng tới đâu.

    Có một điều mà tôi nhìn thấy, nói chung cho mọi xã hội văn minh là, từ một anh nông dân cho tới ông vua, ai cũng đều ngồi đúng vị trí của mình. Anh nông dân thì ngồi trên ghế tractor của mình, ông vua thì ngự ở ngai vàng. Cứ như thế, ai làm việc nấy. Tôi không biết do đâu, thể chế hay văn hóa…? Một xã hội thật lành mạnh và trật tự.

    Ngoài trật tự xã hội, tôi con phát hiện thêm một yếu tố nữa là, mối quan hệ giữa người và người ở những nơi đó rất chặt chẽ và luôn được đề cao. Đây là một yếu tố có tính chất then chốt cho tất cả các loại hình xã hội con người, thiếu nó chúng ta sống với nhau có tính bầy đàn hơn là một cộng đồng xã hội. Có nó, người ta mới thấy trân trọng sự hiện hữu của nhau, mới thây ý nghĩa tương quan và luôn có sự tương tác. người Nhật sau khi làm việc với nhau, ít khi thiếu câu nói “Thank you for your cooperation!“, ngay cả sau khi chính họ là người giúp đỡ cho bạn một việc gì đó. Biểu hiện của mối quan hệ này là người ta sẵn sàng cúi đầu chào nhau, nhường nhịn, không bao giờ có hiện tượng chen lấn trong giao thông, trong đám đông…Tôi luôn thấy, ví dụ như ở sân bay, nhân viên hàng không không bao giờ đứng nói chuyện với khách nếu họ đang ngồi, anh ta sẽ quỳ xuống hẵn hoi.Họ cư xử rất đúng mực và tương kính với nhau trong mọi tình huống. Vì thế, mọi cọ sát thông thường trong cuộc sống sẽ được giải quyết rất đơn giản, nhanh gọn, có khi chỉ với cái bắt tay hay huggy là xong. Không như ở những nơi khác, một đụng chạm không đáng gì có khi được đẩy lên thành một cuộc xung đột chết người.

    Quan hệ cá nhân tốt,nên quan hệ xã hội giữa các thành phần, tầng lớp trong xã hội cũng rất tốt. Nếu không, sẽ dẫn đến tình trạng rạn nứt, đổ vỡ, khủng hoảng như những mối quan hệ giữa thầy trò trong học đường, giữa bệnh nhân và bác sĩ, giữa chính quyền và người dân như ở nước ta chẳng hạn.

    Có lẽ người Việt chúng ta nên bắt đầu bằng những tiểu tiết như thế này thay vì phải học tập và làm theo những thứ đao to búa lớn, tư tưởng vĩ đại đâu đâu. Từng người Việt cho dù có là giáo sư, có là anh hùng, có là vĩ nhân hay thần thánh cả, nhưng nếu các vị cứ nhìn nhau với ánh mắt vô hồn, vô cảm, hoài nghi…Cư xữ với nhau một cách dị biệt thì đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta, cho dù có bốn ngàn năm, hay bảy ngàn năm gì đi nữa vẫn chưa thể trưởng thành được, vẫn mãi là hoang dã. Hãy thôi đi cái văn hóa, nếu khác biệt thì coi như không là người Việt, thậm chí không coi đó là một con người đàng hoàng, mà là một sinh vật lạ, là kẽ thù.

    Phần kết tác giả có đau xót mà thốt lên rằng ” Nếu như các vua Nhà Nguyễn…” Xin đừng có “nếu”, vì một dân tộc có một nền văn hóa yếu thì làm sao có được, hoặc nói chính xác hơn làm sao biết chọn một minh quân. Vậy thì trong khi các vị đó ngồi trên ngôi thì những ông vua thực sự có khi đang ngồi ở…trong ngục thất không chừng.

    Chấn hưng dân khí, thay đổi văn hóa, tiến bộ…Tôi cứ nghe văng vẳng, hư hư, thực thực.

  2. 2

    nicole

    Cảm phục kiến thức và hiểu biết của ông Phạm Hoài Nam cũng như đa ta bai viet của Uyên. Phải chăng 4000 năm văn hoá và con rồng cháu tiên để có một VN với bao khiếm khuyết làm người .

    Để có một VN khá trong tương lai, chúng ta hãy có một người VN tương đối khá, có nghĩa là chúng ta cần thay đổi lối sống, sự suy tư, và tự cao, tự ty . Mỗi ngày hãy sống cho thật .

    Hình như chưa bao giờ đủ cho cái túi tham của cá nhân mỗi người VN . Bác sĩ thì gian lận, dược sĩ thì tham lam, giàu có thi dấu diếm, không trả thuế. Người nghèo thì lợi dụng triệt để hệ thống welfare để gửi tiền về VN cho con cháu xây nhà cửa cho người khác nể (chứ không phải gửi tiền về VN cho con cái làm ăn) cũng vì thế chúng ta đào tạo một thế hệ lười biếng ở VN và nhìn Mỹ như một thiên đường, mỗi bước đi là dollars rơi rụng dọc đuờng. Chúng ta có lỗi với con cháu, có lỗi với VN . Chính chúng ta những người đang sông ở đây . Nhìn các cộng đồng VN di cư mà buồn, người có tài thi bị nguời dốt đập cho tan tành . Người không biết làm chính tri thi chống CS bằng mồm. Phá bỉnh cộng đồng . Lợi dụng sơ hở của chính thể ở đây làm chuyện xấu : ở nhà low income còn cho người khác thuê, có tiền có nhà bán hết cho con cái hy vọng chính phủ giup khi bệnh tật . Chính phủ là ai, tiền giúp người nghèo ở đâu ra. Tất cả là do thuế của người khoẻ mạnh di làm trả cho chính phủ để giup người nghèo . Hãy hỏi các quí vị có cuộc sống khá ở đây an gian ăn lận của chính phủ nhu thế nào . Đừng trách người ở VN và cũng đừng trách CS . Cái rốn vũ trụ còn trong mỗi con người VN thì khó mà so sánh với một người Nhật .

    Một người làm bếp ở Mỹ, một người nhà nông cũng vẫn có bằng cấp và có trình độ hiểu biết như một người ở tỉnh thành .

    Một người Mỹ vào một cửa hàng mua vài con ốc nhỏ để sửa nhà, người cashier di an trưa . Người Mỹ này đi một vòng , chọn món hàng cần thiết, nhìn giá hàng trên món hàng, để tiền và thuế kế quầy cashier rỗi đóng cửa ra xe. Anh ta rất tự nhien .

    Còn nhiều chuyện khác nữa . Có lẽ có người đọc đến đây sẽ mỉm cười cho rằng tôi nói láo . Quí vị nghĩ thế thi càng tốt …Khi người ta thấy đủ, có nhà, có cơm ăn, có công việc và có tính tự trọng thì cần gì ba cái nhỏ nhặt đó. Khi làm được việc nhỏ đó thì các việc khác sẽ dễ hơn .

    Tôi cũng đã học,dáng học và học cho đến chết bỏ đi cái lòng tham của tôi vì khi tôi chết toi cũng chỉ có thể mặc một bộ quần áo thôi.

    Hành trang càng nhẹ càng tốt cũng như khi chạy ra khỏi VN. Tôi cũng chỉ có một bộ quần áo. Không hổ thẹn và không tiếc nuối.

    Tôi không trách người đi trước, tôi trách người đang sống thời đại này, đang cùng tôi thở không khí tự do. Bạn đang làm gì hả bạn?

  3. 3

    Huỳnh ngọc Tuấn

    Cám ơn tác giả Phạm hoài Nam về bài viết công phu và giá trị.
    Đúng như tg viết chúng ta phải can đảm nhìn lại mọi vấn nạn của dân tộc chúng ta. Tuy muộn màng nhưng không thể cứ như thế này được.
    Nhức nhối và cay đắng, đó là tâm trạng của tôi khi đọc bài viết này.
    Cám ơn Vietthuc đã mang đến cho độc giả bài viết này, cần nhiều bài viết như thế này nữa.
    Chúc Giáng sinh vui vẽ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.