About the author

Related Articles

10 Comments

  1. 1

    van nguyen

    Hai ong Diem va Nhu da bi bon tuong lanh that hoc va vo tai cua che do mien Nam sat hai theo chi thi cua ai do hoac cua chinh quyen nao do thi nay da den luc phai dua ra cong luan quoc te xet xu ve toi ac cua chung.

    Nhung dong gop lon lao cua hai ong can phai duoc nguoi VN yeu nuoc phuc hoi va tran trong.

  2. 2

    Qua Le

    Nói chung,toàn dân Việt-Nam đều phải ghi ơn Cố TT. Diệm và Ô. Cố vấn Ngô-Đinh-Nhu, kể cả việt cộng bây giờ. Nếu hai Ông không bị sát hại thì csvn sẽ không còn tồn tại đến ngày nay nữa. Xin bấm vào mạng nối kết dưới đây và dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ tới các vị Anh Hùng dân tộc.

    http://www.youtube.com/watch?v=MZEQLoCrNCQ

  3. 3

    Nguyễn Đạo Tôn

    http://www.quocto.com . chúng tôi trân trọng với ý kiến :-” Cả nức phải ghi ơn Ông Ngô Đình Và Ngô Đình Nhu kể cả Cộng sản Việt nam của Ông hay Bà Qua Le ( vì không có dấu xin để nguyên văn . Thưa … Qua Le chúng tôi tin rằng một sợi tóc trên đầu đề do Chúa an định huống chi sự sinh tử của một vị Tổng Thống
    … vậy sao Chúa lại an định cái chết thê thảm của hai anh em O6ng Diệm như vậy … tôi thường đốt nến thắp hương 50 năm qua mà chưa tìm được câu trả lời . … Riềng phần cá nhân tôi Tôi ngưỡng mộ các tướng lãnh anh hùng Việt nam Cộng Hòa vì các vị ấy đã chọ lựa được cái chết của cá nhân mình khiên
    bao người ngưỡng mộ . Trong cõi nhân gian người ta có thể chọn lựa nhiều thứ
    nhưng Cái chết thì dường như mây ai chọn lựa được … Mà nếu được chọn lựa
    thì có mấy ai cọn lựa một cách … như sự việc Tổng Thống Ngô Đình Diệm và em là Ngô đình Nhu không … Mong nhận được sự chỉ giáo của tất cả . Trân trọng

  4. 4

    Dế mèn

    Giai đoạn cầm quyền của TT Ngô Đình Diệm cách đây cũng chưa lâu, nhưng các sử liệu và ý kiến của những người có liên quan đến chế độ, hoặc sống trong giai đoạn đó rất khác nhau. Nhìn chung, khi nhận định về một chế độ, các nhân vật lịch sử, người Việt, cũng như người Trung Hoa thích nhìn và “sắp xếp” sự kiện theo cảm xúc của mình. Đọc Tam Quốc Chí, chúng ta thấy những nhân vật “chính diện” như Khổng Minh, Lưu Bị, Quan Công… thì được thổi lên tận mây. Những nhân vật “phản diện” như Tào Tháo, Tư Mã Ý được vẽ với những nét hư cấu rất ác độc, hèn hạ, quỉ quyệt,… Ví dụ như Tào Tháo giết Lã Bá Xa chỉ vì một chút nghi ngờ, và vì bản chất “thà mình phụ người còn hơn để người phụ mình”. Tư Mã Ý thì trúng kế “không thành” của Khổng Minh, bỏ chạy và hoảng sợ đến mức hỏi con trai “đầu ta còn không?”. Nếu Tào Tháo, Tư Mã Ý là những nhân vật hư cấu, nhà văn muốn viết sao cũng được, nhưng đây là những nhân vật lịch sử, cách viết như vậy là không trung thực, nếu không muốn nói là hèn, thiếu phẩm chất trí thức.

    TT Diệm và ông Ngô Đình Nhu “bị” rất nhiều người đứng ra làm “nhân chứng” theo kiểu đó. Tây cũng có mà ta cũng có.

    Khen TT Diệm thì lỗi lầm của ông ta cũng binh, ví dụ sự độc tài trong cách dùng người, đối xử lệch lạc với các tôn giáo (mặc dù tôi không tin anh em TT Diệm kỳ thị tôn giáo, họ không ngu dại để làm như vậy). Quá cứng rắn trong cách đối xử với các đối lập và với người Mỹ, và nhất là trong cách hành xử biến cố Phật Giáo năm 63. TT Diệm cũng vụng về trong cách điều hành đất nước khi để các anh em của ông tham gia một cách không khôn khéo.

    Chê thì cách chê rất thấp kém, thậm chí hèn hạ, với mọi thủ đoạn rất bỉ ổi. Một trí thức như HTM, viết một cuốn sách “Đệ nhất phu nhân”, dựng đứng mọi chuyện bỉ ổi, dâm dật của bà Nhu, ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn, ông Thục, phủ nhận toàn bộ mọi đóng góp tích cực của chế độ TT Diệm. Điều đáng nói ở đây, những người ghét chế độ của TT Diệm, trong đó có rất nhiều trí thức, đọc và rất hả hê, rất sướng. Các tác phẩm khác của khối Phật Giáo (cực đoan), của Nguyễn Đắc Xuân, Đỗ Mậu, và một số tướng lãnh VNCH cũng tương tự.

    Cả hai thái độ trên đều không giúp ích gì cho lịch sử, và chắc chắn không làm lợi điều gì cho dân tộc, mà trái lại. Đám người Việt ở hải ngoại (toàn trí thức) đấu đá, bôi bẩn nhau, cũng quỷ quyệt, cũng gian ngoa như truyền thống thuở nào. Đám trí thức trong nước thì hoặc là ngu ngơ về chính trị, hoặc tham lam, xu thời, chạy theo bả vinh hoa phú quí, ngoảnh mặt với nổi khổ của dân tộc, với vận nước điêu linh.

    Lịch sử sẽ là gì, và chỉ có giá trị, sau khi tất cả sự thù hận hằn học, yêu thích sùng bái đều qua đi. Lúc ấy cái nhìn con người mới có thể khách quan được. Lịch sử không tùy thuộc một chút nào vào ý chí, sự yêu, ghét của chúng ta. Nhà Nguyễn hơn 100 năm cố làm cho dân chúng ghét anh em Tây Sơn thì cũng đã thất bại. Chính quyền CS cố dựng anh em Tây Sơn thành thần tượng cũng không thành. Nhà Tây Sơn có đóng góp gì cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam chính là hiệu số giữa Cái Tốt và Cái Xấu mà họ đã thực hiện. Và cả “Cái Tâm”, tức cái nguyện ước họ muốn làm cho dân tộc, dẫu không thành.

    Nếu sau biến cố năm 63, các trí thức VN tỉnh táo lại, thông minh và công bằng hơn, nhìn nhận đâu là đúng, đâu là sai của chế độ đó, điều gì cần làm, điều gì không nên (thay vì ùa vào kẻ bốc thơm, người nói xấu) thì có lẽ dân tộc ta đỡ khổ. Tương tự sau biến cố 75. Tiếc thay, trí thức VN chưa lần nào đóng vai trò lãnh đạo dân tộc vì thiếu bản lĩnh, vì thiếu phẩm chất trí thức.

    Ngày nay, nhân đọc lại bài phỏng vấn về TT Ngô Đình Diệm, tôi xin kêu gọi các trí thức trẻ VN hãy suy nghĩ lại vai trò và trách nhiệm của mình trong một vận mệnh dân tộc và tổ quốc đang trầm luân trong sự chậm tiến và nghèo nhục.

  5. 5

    Việt Phú

    Tôi đồng ý với suy nghĩ Dế Mèn’

    Lịch sử bao giờ cũng khách quan và nhân quả, không phụ thuộc vào ý chí của con người!

    “Khép lại quá khứ hướng đến tương lai”. Chắn chắn không ai có thể thay đổi quá khứ của chính mình! Nhưng, nếu không học được những bài học khách quan của quá khứ thì VN phải hướng đến tương lai nào? Hay là những vết xe đỗ ngày càng bi thãm sau một ngàn năm tự chủ! Lịch sử của thế kỷ 20 đã khép lại bởi những sự kiện đầy máu và nước mắt! Song dường, như, cho đến nay, khi bước vào thế kỷ 21, những bài học lịch sử mà dân tộc VN phải trả giá bằng máu và nước mắt, bằng bóng đêm tàn nhẫn của nô lệ và chiến tranh vẫn chưa đựợc tổng kết một cách khách quan ngoài ” những cố gắng né tránh trách nhiệm hay tự xưng anh hùng”!

    Lịch sử VN của thế kỷ 20 đã khép lại nhưng đó là hệ lụy khách quan của VN hôm nay và tiền đề cho mai sau. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Bảo Đại, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, tất cả đều được sinh ra cùng một thân phận nô lệ và cùng dấn thân đấu tranh trong những giai đoạn-hoàn cảnh khác nhau và bằng những con đường khác nhau để tạo ra một lịch sử vẫn chưa có đoạn kết! Không có ai đúng và không có ai sai , chỉ có những bài học lịch sử cho hiện tại và mai sau!

    Năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng giang mở ra thời kỳ tự chủ cho dân tộc, Ngô Quyền, biết rằng, thanh gươm ái quốc của ông chỉ có thể quét sạch giặc Hán Nho ra khỏi bờ cỏi, chứ không thể gột rửa những tư tưởng “khai hóa vong bãn” hằn sâu trong nguyên khí quốc gia! Vì vậy, Ngô Vương quyết định chọn Cổ Loa làm kinh đô thời tự chủ, nhằm nhắc nhở các thế hệ hiện tại và mai sau, hãy sớm trở về với cội nguồn dân tộc-nền văn minh vĩ đại nhân bản của các vua Hùng lập quốc với tuyên ngôn :”Đồng Bào”! Nhưng quá muộn! Một ngàn năm tự chủ, là bản sao nội chiến huynh đệ tương tàn của Đông Châu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn nghĩa lập đi lập lại càng khốc liết và man rợ để VN luôn là con cờ quốc tế! Để VN luôn tự ti là nhược tiểu cho dù tài nguyên và con người không hề thua kém Đức, Nhật, Pháp, Anh!

    Giữa thế kỷ 19, Nguyễn Du đã phải vay mượn ĐTTT bên Tàu để viết truyện Kiều, Chỉ vì cái “bóng ma Đạm Tiên vất vưỡng” mà Kiều tin vào định mệnh trao thân vào lầu xanh, chốn lầu xanh chỉ giao du và phụ thuộc vào Tú bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… làm gì có tương lai tốt đẹp! Khóc cho cụ Tố Như hay khóc cho mệnh nước trôi theo dòng đời vong bản, xa rời bản sắc dân tộc!

    Lịch sử 20, mở đầu bằng câu nói của cụ Phan Bội Châu:” Làm Cách Mạng, không có nội lực, từ Đông sang Tây phải cậy vào người ngoài, chỉ là cách mạng hoang đường!” và được khép lại với câu nói tuyệt vọng của Cố TT Thiệu, ngày 19/6/1971:” Hòa Bình không nô lệ, không tự nhiên mà có, không cầu xin mà được, phải tự mình chiến đấu giành lấy”

  6. 6

    Anhcam

    Tôi đồng ý với anh Dế mèn,tôi thuộc văn dốt nhưng vũ thì đã khoác áo lính từ lúc 14 tuổi cho đến năm 1975 với cấp bậc đại úy ,suốt 27 năm trong quân ngũ ,kết quả cũng lãnh 6 năm tù CS .Với chuỗi thời gian trong quân đội VNCH ,tôi thấy trí thức miền nam quả đúng như anh Dế mèn nhận xét ,trong lúc ngưởi lính chúng tôi xông pha nơi mặt trận thì các ông tại Sài Gòn xuống đường lung tung !Về phần cụ Diệm ,tôi có nhận xét 2 khuyết điểm là:-Thích được tôn sùng cá nhân (Dựng hình suy tôn trước khi chiếu hình trong các rạp hát,còn sống đã đúc tượng v.v)-Với tư thế một vị Tổng Thống dân cử mà không hủy bỏ dược Dụ số 10 về tôn giáo .

  7. 7

    Thomas T. Nguyen

    My~ co’ lien he^. den^’ muu* do^` lat^. do^ TT Diem. cho nen viec xao’ tron^. ton giao’ Phat tu* chi? la` nuoc*’ co*` do My~ dan` xep^’ tao. ra lam`dan chung’ phan^? no^. bat^’ cu*’ chinh’ quyen^` cua? nuoc*’ nao neu^’ nguoi* lanh` dao. khong theo menh^ lenh^ cua? My~` , khong^ chi? la Viet nam thoi* do’, ma` tiep^ theo se~ la`Iran, Bac’ Han`, TQ, Cuba v.v. Cho nen^ bien^ co^’ xay~ ra cho TT Diem, TT Thieu^ chi? la` viec. sap’ xep^ cua? cuong quoc^ My~.

  8. 8

    thuy vo

    Toi cam thay sot sa cho van nuoc. Toi chi co mot cau la “Te gia tri quoc moi binh thien ha.” Toi da thay nhung khuyet diem cua nhung the he di truoc va nhat la trong gia dinh cua bo me toi ma rang lam guong cho cac con toi. Lo di lam va hang ngay ve cham lo cho cac va day do chung de tro thanh mot cong dan tot va de co huu ich cho xa hoi va luon luon nho nuoc Viet Nam yeu dau nho be cua chung ta. mac giau o hai ngoai nhung luc nao cung huong ve que huong to quoc mong rang mot ngay nao do que huong duoc dan chu va cuong manh nhu cac nuoc lang thi gia dinh toi 7 nguoi se ve gop mot tay giup do nhung nguoi dan o may man da nam trong mot che do cham tien va dan tri that.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.