About the author

Related Articles

3 Comments

  1. 1

    ChânPhương

    Đầu tiên, trong tư cách là độc giả, là người thưởng thức và thừa hưởng những sáng tạo do các tác giả về tư tưởng, khoa học, và nghệ thuật của xã hội đem đến cho chúng ta; tôi xin được đồng ý với “lời bạt” nơi đầu truyện ngắn “Những Cỗ Quan Tài Của Tĩnh Tâm” của tác giả, Luật Sư – Nhà Văn Dương Như Nguyện.

    Việc đồng ý cùng tác giả Dương Như Nguyện, không chỉ đến từ khía cạnh pháp lý và gây ra vi phạm tài chính vì quá rõ ràng mà tôi chỉ xin được thêm chút thí dụ để làm rõ hơn, dựa theo hiểu biết của mình về bản quyền tác giả đối với các sản phẩm văn hóa và khoa học:

    Ngay cả khi được sự đồng ý của tác giả/models qua các “Agreement Statements”, thì quyền sử dụng tác phẩm luôn luôn được ấn định trong những giới hạn (bounded limitations) của nó chứ không phải hoàn toàn vô hạn định. Thí dụ, khi thuê mướn người mẫu (models) dù là người mẫu khỏa thân, thì các model released cho các họa sĩ, nhiếp ảnh gia, điêu khắc gia, đạo diễn film ảnh… đều phải ghi rõ mục đích sử dụng và phải tuân theo các giới hạn ghi trong hợp đồng một cách chặt chẽ nếu không muốn bị lôi thôi với pháp luật!

    Điều này, là photograhers với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi buộc lòng phải thuộc nằm lòng như những đường chỉ trên đôi bàn tay của mình!

    Ngoài vấn đề pháp lý như tác giả đã nêu, chắc chắn là quy ước về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội về hành vi ứng xử của con người văn minh cũng đòi hỏi sự tri ân đối với việc sử dụng công sức sáng tạo của người khác. Do đó, việc sử dụng với các thay đổi về nội dung và hình thức của một tác phẩm văn nghệ khi trích đăng mà không được phép hoặc/và được sự đồng ý của tác giả là điều đáng khinh bỉ, đáng bị lên án trong cộng đồng thông tin liên mạng toàn cầu!

    Cũng vì điểm này, mà bản thân tôi chưa bao giờ đồng ý với quan điểm của Roland Barthes trong phê bình văn chương: Nếu cho phép các nhà phê bình áp đặt cái nhìn của mình vào một tác giả khác qua tác phẩm của chính họ, tức là chúng ta đã cho phép nhà phê bình trở thành “hijackers” trong văn học.

    Điều đó không phù hợp với quy tắc đạo đức của xã hội văn minh. Nó đã khác hoàn toàn với việc mượn một câu hay một đoạn văn/thơ/ý của tác giả vào một sáng tác mới của mình!

    Trân trọng,
    Chân Phương.

  2. 2

    ChânPhương

    Có lẽ cùng với nhà văn Thụy Khuê, LS Dương Như Nguyện đã cho tôi ngạc nhiên rất lớn khi đọc văn của họ:

    Cả hai đều rời khỏi nước khi tuổi đời còn trẻ. Thụy Khuê mười tám, ngày đến Paris, Như Nguyện trẻ hơn, chỉ mới mười sáu khi cô đặt chân đến Mỹ. Thế mà, bút pháp và cú pháp Việt ngữ của họ vẫn mượt mà sau nhiều chục năm sống ly hương… Tình yêu của họ đối với tiếng Mẹ đẻ khiến người đọc là CP này đến phải khâm phục. Chỉ riêng về ngữ vựng và hình ảnh/hình dung từ được dùng để diễn tả, xin trích một vài câu với có chữ in hoa:

    1/ “Mẹ tôi kể có lần bà phải nằm giường sát phòng HỢP CẨN của ông ngoại và người hầu trẻ.”

    Vâng, dường như chỉ những người thực sự chú ý đến từ vựng, cú pháp, và bút pháp một cách thận trọng mới đủ chú ý đến độ dùng chữ “HỢP CẨN” trong câu này!…

    Nó khác hẳn cách dùng chữ của tác giả Đỗ Hoàng Diệu trong truyện ngắn khác là “Bóng Đè”. “Bóng Đè” từng là thành công lớn của Đỗ Hoàng Diệu khi bắt chước thủ pháp của GG Marquez trong tiểu thuyết “Hundred years of Solitute” để chuyển thành một truyện ngắn! Tiếc thay dù biết rằng đó là một truyện ngắn hay và thành công về nội dung, bản thân tôi chưa bao giờ có nhận xét gì về “Bóng Đè” chỉ vì các ngữ vựng cô dùng trong truyện ngắn của mình. Một trong các chữ ĐHD dùng mà không biết nghĩa thật sự của nó là “GIAO CẤU”. Có lẽ do sinh ra và lớn lên tại miền Bắc VN, ĐHD cũng còn quá trẻ để hiểu rằng, trong tiếng Việt (Hán Việt)ngày xưa chúng ta không dùng chữ đó để chỉ hành vi tính dục của con người mà không có ý khinh bỉ một cách thô tục. Trong vạn vật học (môn sinh vật, term của cs sau này), chữ “giao cấu” thường được dùng cho các loài thực vật hoặc động vật khác không phải là người. Là một người muốn trở thành văn nhân, qua tác phẩm của mình, ĐHD không thể không chú ý đến sự thanh tao của các ngữ vựng cần thiết phải dùng.

    Đây chỉ là hình ảnh so sánh cách dùng ngữ vựng giữa hai tác giả một sống tại Saigon trước năm 1975 và ra đi ngay từ tuổi thiếu nữ, và một hiện đang sống tại trong nước!

    2/ “Tôi nhớ mãi hình ảnh bà ngoại tôi ĐỨNG NGƠ NGÁC bên cửa sổ sân nhà, không dám hỏi chuyện để tránh xúc động khi những người thân của bà đang tíu tít xưa xoan cho cuộc hành trình vô định. Bà đội nón lá như lúc đi chợ, tóc muối tiêu búi đàng sau, ĐÔI MẮT BUỒN NHƯ MUỐN KHÓC.”

    Chỉ hai câu này thôi, chúng ta có thể thấy được tác giả đã lột tả được vừa hình ảnh vừa tâm trạng của bà ngoại mình trong lúc chia tay với gia đình đứa con gái một giữa thời loạn ly của đất nước!

    Điểm qua chỉ đôi điều về hình thức để hiểu được vì sao ta có thể đọc, và hiểu được NCQTCTT.
    Nhưng, thế vẫn chưa đủ. Vẫn còn đó là nội dung của truyện ngắn. Nó không chỉ là lời dẫn mượn từ Tố Như (Đau đớn thay phận đàn bà), mà nó còn là tại sao không phải là hình ảnh của bà nội của tác giả? Truyện ngắn ghi lại hình ảnh của bà ngoại Tĩnh Tâm!

    Thì đây, trong những nan đề và luận đề của mình, tác giả đã cho chúng ta những câu trả lời khá rõ ràng:

    1/ “đó là cái đau chung của cả một dân tộc kém may mắn trên bản đồ thế giới. Nô lệ và chiến tranh. Một cơn lốc chính trị xoay chuyển cả nguồn gốc của một văn hóa nghèo, chậm tiến. Trong phần tư thế kỷ mà hai lần di tản cả triệu con người, vượt đường trường, vượt đại dương.”

    2/ “Hình như tôi khóc vì trong lòng tôi cũng mang hình ảnh những cỗ quan tài như trong giấc mộng của Tĩnh Tâm. Vì tôi mang nặng một nơi chốn đã đi vào tiềm thức tôi, một nơi chốn mà thân phận đàn bà là tiếng kêu rên xiết trong những tập tục và thành kiến văn hóa bóp kẹp con người, nơi chốn của một cuộc chiến tranh tức tưởi, và những hỗn loạn lịch sử vời vợi thương đau, đã gây nên sự phá sản, không phải chỉ vật chất, kinh tế, mà e còn lan sang địa hạt tinh thần.

    Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?”…

    Và có thể nói, hầu hết cả đoạn kết của truyện ngắn đều là những câu trả lời của DNN cho số phận long đong của đất nước của con người VN trong hai, ba thế hệ vừa qua… Đặc biệt, đó là thân phận phụ nữ VN từ thế hệ của bà ngoại cho đến chính tác giả đang đứng đối diện với tượng nữ thần tự do trong một buổi chiều tối cuối năm!

    Sắp xếp, trình bày, thắt nút và dẫn giải của tự truyện đi theo một trình tự tự nhiên đến bất ngờ. Bởi vì, người đọc hoàn toàn không cảm thấy một chút vất vả khi phải theo dõi cốt truyện. Các tình tiết dù rút từ từng đoạn ruột, đã được đưa ra như lời kể chuyện, tự tình, như lời tâm sự của một người bạn lâu ngày gặp lại bên tách cafe nghe từng giọt rơi màu sánh nâu!

    Quả thật, nếu “Bóng Đè” là một thành công rực rỡ của ĐHD với nội dung hướng ngoại về mặt luân lý để phản ánh xu hướng giải phóng tư tưởng bên cạnh hình thức và ngôn ngữ nghèo nàn của một tác giả trong nước; thì NCQTCTT là thành công toàn diện cả về thủ pháp lẫn nội dung hướng nội từ một tác giả tỵ nạn cs.

    Đó là lý do tại sao NCQTCTT đáng được đọc đi đọc lại rất nhiều lần!

    Trân trọng,
    Chân Phương.

  3. 3

    Lai Phuong Hanh

    Thần Nữ Một Mình

    Thần Nữ Tự Do ơi
    Em đứng đó một mình
    Chơ vơ trên biển vắng
    Chân mỏi biết về đâu
    Cố hương xa vạn dặm
    Mùa hè xưa bỏ lại
    Thu đến lại thêm sầu
    Ba mươi năm lưu lạc
    Chinh Phụ buồn khúc ngâm
    Cung Óan bổng lại trầm
    Phương Tây nằm thương nhớ
    Người bên bờ phuơng Đông
    Đêm trắng bạc mái đầu
    Đèn hong mờ một bóng
    Trưng Nữ trên ngôi báu
    Bơ vơ tự ngàn xưa
    Thần Nữ ngày nay đứng
    Buồn một mình dưới mưa
    Mùa Thu vàng thương nhớ
    Gió hát thổi muôn chiều
    Ru người quên giấc mộng
    Thần nữ em tôi ơi

    Lại Phương Hạnh
    Muà Thu 2013
    tặng chị DNN- sau nhiều năm không gặp..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.