About the author

Related Articles

8 Comments

  1. 1

    Đỗ thị Dung

    Về bài vị, còn gọi long vị, thần vị như hình trên hoặc gọi là LINH VỊ của các Tổ Sư Thiền Tông, thì vào thập niên thứ ba của thế kỷ 19, tính đến nay ngót hai trăm năm, không thể nào có hình dáng mới như thế, kiểu sơn son thếp vàng vào thời ấy có khác hiện nay và phải đậm màu thời gian , nhất là rất có thần !Bây giờ là năm 2012 rồi, xấp xỉ 190 năm ! Có thể thực chứng điều ấy nơi bàn thờ Linh vị các Tổ Sư Thiền Tông hiện hữu tại các chùa ở Việt Nam . Thêm nữa, bài vị hay linh vị không thể bỏ cũ thay mới , ngoại trừ lý do rất hiếm gặp như hư hoại vì chiến tranh chẳng hạn.
    Ngài Sư Tổ Liễu Quán – Thiệt Diệu (1668-1742), Ngài Liên Hoa Hòa thượng như trên kể là Liễu Đạt – Thiệt Thành (176?-182?), hai ngài đồng chữ THIỆT , mà dòng kệ Tông Lâm Tế : Thiệt Tế Đại Đạo – Tánh Hải Thanh Trừng – Tâm Nguyên Quảng Nhuận – Đức Bổn Từ Phong.
    Tại sao cùng chữ THIỆT mà hai ngài lại sống cách nhau cả một thế kỷ ?
    Đây chỉ điểm sơ hai chi tiết cụ thể nhất mà ai cũng có thể ghi nhận được lại không thuyết phục .

  2. 2

    nguyen van pho

    Bạn Tráng thân,
    Tuy tôi là một phật tử, nhưng đã hơn 30 năm rồi, tôi coi Thích Như Điển (Đức)và Thích Minh Tâm (Pháp) là:
    Thầy chùa như thể cây sơn,
    Ngoài da coi chắc trong thì mối ăn.
    Ngoài miệng nói giữ giới nhưng ăn cắp văn của người khác thì có phải phạm giới không?
    Như Điển giảng sai câu ”Hoành Sơn nhất đái… của cụ Trạng trình thì còn nói gì đến giảng giải những điều cao xa…
    Nếu tôi nhớ không lầm thì bạn theo Thiên chúa giáo, thế giới Phật giáo mà Minh Tâm, Như Điển…đang dìu dắt phật tử đi vào là đi thẳng vào ngục A-tỳ.
    Cần gì phải nhìn ”cái tr&i tay, gay mắt”. Dùng thì giờ để nghiên cứu các đề tài khác hay hơn!
    Vài lời bạn rõ.

  3. 3

    Nguyễn Vĩnh-Tráng

    Bạn Phố thân,

    Trước, xin gởi lời thăm bạn và cám ơn bạn đã bỏ thì giờ đọc bài viết của tôi, sau, xin có vài lời :
    Nếu bạn không có gì chắc chắn, thì xin bạn đừng viết lên mạng, vì có thể gây sự hiểu lầm đáng tiếc cho kẻ khác.
    Bạn đã nhớ lầm. Tôi là một phật tử, đã quy y, tuy là một phật tử nhỏ bé, nhưng tôi rất lấy làm hãnh diện được làm học trò nhỏ của Đức Thích Ca. Tôi không phải là giáo dân của Thiên Chúa Giáo hay Công Giáo. Nói như thế không có nghĩa là tôi xem nhẹ Công Giáo là một Tôn Giáo lớn đáng kính trọng. Mỗi người có một lý tưởng riêng.
    Tất cả những gì về tình bạn riêng tư, xin bạn đừng đề cập tới, trên mạng nầy. Ở đây độc giả có toàn quyền phê bình một cách trung thực bài viết của tác giả, với lời lẽ bặt thiệp, ôn hòa, chứ không phải nơi trao đổi tình bạn. Mong bạn hiểu cho tôi.
    Thân chúc bạn mọi sự an lành.

    Nguyễn Vĩnh-Tráng.

  4. 4

    DD

    Hiện giờ, các từ ngữ : thiền sư, tổ sư, chân tu, đắc đạo , đắc pháp… được dùng loạn cả lên , chẳng biết đâu mà lần ! Lại còn các bài kệ nữa, cũng loạn cả lên !!!
    ” Đi tìm sự thật chuyện tình ngang trái …. ” ở thời điểm cách đây cả hai thế kỷ ! Giả sử nếu có thì chắc chắn không một ai dám dựa vào bất kỳ một hay nhiều tài liệu lích sử nào để có thể kết luận sự thật cả . Huông hồ căn cứ kệ truyền thừa từ Ngài Tổ Sư Liễu Quán – Thiệt Diệu, làm gì có chuyện cả trăm năm sau lại có một vị sư hiệu Liễu Đạt – Thiệt Thành , lại còn được phong là Quốc Sư ???? Phong ở đời vua nào ?
    Nhân đây cũng nói qua về vua Minh Mạng , với sự hiểu biết của vị vua này, có thể kể những công trình để đời mà ông cho xây dựng :
    1/ Chùa Điều Ngự Giác Hoàng , đến thòi Pháp là Tam Tòa, hiện nay chính là Trụ sở Trung tâm bảo tồn di tích tọa lạc tại đường Tống Duy Tân trong Thành nôi Huế .
    2/ Chùa Thánh Duyên còn gọi Túy Vân Tự ở núi Túy Vân , hạ nguồn sông Hương, tại đây có tháp tên gọi Điều Ngự và một hành cung đơn giản để vua nghỉ chân.
    3/ Tháp Phước Duyên tại chùa Linh Mụ, đầu nguốn sông Hương, do vua Minh Mạng cho vẽ kiểu và đặt tên là Vô lượng thọ, đời vua Thiệu Trị cho thực hiện đồng đổi tên lại là Phước Duyên.
    4/ Lăng Minh Mạng cũng do chính vua cho vẽ kiểu và cho xây dựng đồng đích thân giám sát công trình ; những tên dùng trong lăng như Đại Hồng Môn, điện Sùng Ân , Minh Lâu , cầu Trung Đạo – Thông Minh Chính Trực, Bửu Thành , ngay hiệu Minh Mạng của vua .. đã cho thấy tầm hiểu biết và cách dùng chữ đặt tên cho những ông trình mà ông cho xây dựng lúc bấy giờ .
    5/Minh Mạng có thể ghi nhận từ “Minh Hạnh Túc” phẩm thứ ba trong 10 Phẩm từ Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc ….. Điều Ngự Trượng Phu ….. Thế Tôn “. chùa thì được đặt tên Điều Ngự Giác Hoàng, tháp ở Thánh Duyên tự tên gọi tháp Điều Ngự , tháp ở Linh Mụ tự là Vô lượng thọ rồi Phước Duyên ,
    6/ Cửu đỉnh đúc bằng đồng đặt trước Thế Miếu trong Đại nội .
    Miếu hiệu của ông là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, Lăng gọi Hiếu Lăng, đỉnh ứng với án thờ của vua gọi Nhân đỉnh .

    Đây là những ghi nhận cụ thể có thực và để đời, xin nêu ra đây để suy ngẫm .

  5. 5

    Nguyễn Vĩnh-Tráng

    Kính Ông/Bà DD,

    Tôi kính xin cám ơn Ông/Bà đã có lời dạy bảo cho tôi về những công trình cùng ý tưởng của Vua Minh Mạng.

    Bài của tôi khá dài, có 20 trang, khổ giấy A4. Tôi có cảm tưởng là chưa được hân hạnh Ông/Bà liếc qua cho bài của tôi, mà Ông/Bà chỉ đọc bài « Đi tìm sự thật về chuyện tình hoàng gia ngang trái » trên mạng Internet, với những từ « được phong Quốc Sư »…

    Nếu được, kính xin Ông/Bà liếc qua bài của tôi. Bài nầy không cùng một chiều hướng như bài « Đi tìm sự thật… », ở trên. Nếu không thì cũng xin Ông/Bà liếc qua cho phần II (Cuốn Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức), đoạn 3 (Ý kiến của tôi), và phần VI (Kết Luận), đoạn 1 (Cuốn LSPGĐT của Nguyễn Hiền Đức), trong bài của tôi. Được vậy, tôi lấy làm hân hạnh lắm.

    Nếu Ông/Bà có nhã ý liếc qua cho, và sau đó, kính xin Ông/Bà cho tôi quý ý kiến, để tôi được học hỏi thêm, thì may mắn cho tôi lắm.

    Kính xin đa tạ.

    Kính,
    Nguyễn Vĩnh-Tráng.

  6. 6

    DD

    Kính Ts Nguyễn Vĩnh Tráng,
    Tôi tình cờ đọc được bài của Ts trên VT và có mấy lời như đã nêu, những nhận xét của Ts về tôi hoàn toàn đúng cả, tuy nhiên e rằng Ts dùng chữ hơi quá , tội cho tôi lắm !
    Tôi là nữ, chỉ quanh quẩn việc nhà, chưa hề đọc sách LSPGĐT, cũng không có ý tìm đọc, và không có ý tranh luận với bất cứ ai, mong Ts hiểu cho .
    Tôi xin nói rõ ý kiến của tôi sau khi đọc bài viết của Ts trên VT :
    1/ Không có vị nào là Liễu Đạt – Thiệt Thành sống sau đời Ngài Tổ Sư Liễu Quán cả một thế kỷ.
    2/ Vua Minh Mạng có những việc làm để đời, làm gì có chuyện ông phải cần một Quốc sư hoặc phong Quốc sư cho một vị sư nào .

    Thưa Ts,
    Tôi hoàn toàn không biết bài của Ts do điều kiện hiện nay của cá nhân tôi, mong Ts hiểu cho, lại nữa, tôi chưa bao giờ làm việc nghiên cứu sách, vì vốn tôi chỉ có một ít sách đọc mà thôi .
    Tôi xin cảm ơn nhã ý của Ts đã mời đọc, mong rằng có nhân duyên nào đó, tôi sẽ đọc được,

    Kính trân trọng,
    DD

  7. 7

    Nguyễn Vĩnh-Tráng

    Kính thưa Bà DD,

    Tôi cũng xin thành thật hầu chuyện cùng Bà :

    1) Bà nói có lý, hai Thiền Sư Thiệt-Diệu – Liễu-Quán và Thiệt-Thanh – Liễu-Đạt (Liên-Hoa) sống cách nhau khoảng gần một thế kỷ (khoảng 70 hay 80 năm). Nhưng hai vị là hai nhân vật lịch sử có thật (đã ghi vào Chánh Sử hay tài liệu lưu trữ ở chùa Quốc Ân). Hai vị có cùng một Tổ giáo phái là Ngài Mộc-Trần 木 陳 (đời thứ 31 Lâm Tế Chánh Tông), nhưng sau đó hai vị thuộc hai nhánh khác nhau, nên có sự sinh ra không cùng một khoảng thời gian. Chuyện hơi dài, xin vắn tắt như sau : Ngài Thiệt-Diệu – Liễu-Quán (đời thứ 35), là đệ tử của Ngài Minh-Hoằng – Tử-Dung (đời thứ 34); Ngài Thiệt-Thành – Liễu-Đạt (đời thứ 35), là đệ tử của Ngài Minh-Vật – Nhất-Tri (đời thứ 34).

    2) Bài của tôi có ý lấy lại THANH DANH cho hai nhân vật lịch sử có thật, đó là HT. Liên-Hoa và CC. Long-Thành. Vì sự sai lầm của Nguyễn Hiền Đức và nhất là của ông thầy tu Như Điển, đã sinh ra những chuyện “tình” không hay, đầy dẫy trên mạng, phạm đến hai nhân vật lịch sử rất khả kính đó (tuy rằng lời lẽ có ôn tồn, và tỏ ra thông cảm), nhưng chuyện “tình” đó không có thật trong lịch sử.

    3)Bà nói rất đúng : Thánh-Tổ (Minh-Mạng) là một vị Vua đã cho xây cất rất nhiều công trình (thành, đài, miếu, điện…) hơn Thế-Tổ (Gia-Long) rất nhiều. Ngài cũng đã ban chức Tăng Cang cho trên 50 vị Thiền Sư chân tu, khắp cả nước.

    Vài hàng xin hầu chuyện.

    Kính xin chúc Bà mọi sự An Lành.

    Kính,
    Nguyễn Vĩnh-Tráng.

  8. 8

    DD

    Kính thưa Ts Nguyễn Vĩnh Tráng,
    Tôi cũng rất cảm động và hân hạnh được hầu chuyện cùng Ts ;
    1/ Tôi thành thật cảm ơn Ts đã cho biết tỉ mỉ lịch sử truyền thừa của hai bậc Thiền Sư Cao Tăng đáng kính.
    2/ Sau khi đọc bài của Ts trên VT, tôi mới tìm trên Google và có lướt qua các câu chuyện với tiêu đề mơ mơ hồ hồ đó, có quá nhiều trống chân trong đó nên tôi mới góp vài ý kiến của tôi.
    3/ Tôi chẳng liên quan gì đến Hoàng tộc nhà Nguyễn. Nhưng với triều Nguyễn, Thánh Tổ Minh Mạng vừa là một vị vua vừa là một bậc giác ngộ, tự biết túc mạng chính ông. Ông đã đặt một nền tảng căn bản về nhiều phương diện để cai trị đất nước. Nhưng tiếc thay, sau một cuộc thị sát thi công công trình xây dựng Hiếu lăng trở về, ông đột ngột qua đời (????)
    Và tôi cũng xin dừng câu chuyện của Thánh Tổ tại đây, mong Ts hiểu hơn lời tôi viết .
    Kính chúc Ts luôn sức khỏe, thân tâm thường lạc.

    Kính ,
    Dung Dung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.