About the author

Related Articles

One Comment

  1. 1

    Anh Do

    “Như trên đã nói, có vẻ quần chúng không mặn nồng lắm với phong trào dân chủ. Có vẻ “dị ứng” với phong trào đấu tranh, nó chỉ có giá trị trên web. Tôi không hiểu tại sao? Chúng ta chưa đánh động đúng trái tim, nguyện vọng của họ ư? Có lẻ chúng ta phải đi vào cuộc sống thiết thực của người dân mới thành công. Ngày nay, Thế giới phẳng, khái niệm dân tộc, đất nước có vẻ mơ hồ. Ở Mỹ có McDonalds, ở đây cũng có McDonalds, ở Canada có Iphone 5 ở đây cũng vậy. Họ cảm thấy ở đâu cũng như nhau, ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Ở VN ăn chơi sướng hơn, biết rằng kiếp sống nô lệ đó, biết rằng mất đất đó, biết rằng bất công đó, nhưng không phải mình. Chẳng sao? 

    Vậy thì phong trào dân chủ chưa đi vào cuộc sống của người dân. Phải nghiên cứu vấn đề này nếu không muốn thất bại. Phải tác động đến xã hội từ những việc rất đơn giản, biểu tình vì cơm áo gạo tiền, tương lai con cái, sở hữu cá nhân, gần gũi với người dân… để giúp họ vượt qua sợ hãi. Chúng ta phải tìm đến họ, chứ không phải ngồi chờ họ tìm đến ta, nếu không muốn trở thành “thuộc địa Cộng sản”. 

    Tác giả nhận định rất thực tế và sác đáng. Nguyên nhân “thiếu mặn nồng” hoặc nói trắng là thờ ơ nêu ra chỉ là một trong nhiều yếu tố. Những tâm trạng và hoàn cảnh dưới đây cũng góp phần không nhỏ trong thái độ lãnh đạm của quần chúng:
    -Trong xuốt chiều dài lịch sử, quá khứ cũng như cận đại, người dân Việt Nam chỉ được coi như công cụ của chính quyền, chùa bao giờ đươc hỏi ý kiến, trừ thời gian 54/75 ở miền Nam Việt Nam.
    – Người miền Bắc chỉ mới hiểu được tư duy này sau thời gian tiếp cận từ ngày 30/4/75 với dân chúng và văn hoá miền Nam.
    – Dù là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp chính sách của các thể chế, nhưng tâm lý của người dân là kẻ bảng quang nhìn xem sân khấu chính trường.
    – Với đa số dân chúng, nhất là những người đã qua chế độ tem phiếu, cũng như các hạn chế tối đa cá nhân, nay đã dư giả, không còn bị gò bó thì việc thay đổi là không tưởng.
    – Thế giới phẳng chỉ dành cho một thiẽu số, qua các dữ kiện của thế giới, ý thức được sự tương ứng của các quốc gia, nhưng không phải là trong mọi lãnh vực.
    Những nguyên nhân này cũng chỉ là một số trong các yếu tố. Nhưng bịết mình biết người là một điều kiện tiên quyết để tới thành công.
    Dù bị ảnh hưởng của Khổng Học cũng như các học thuyết của Tây Phương, không một người Việt Nam có liêm sỷ lại muốn làm thuộc viên của Bắc Phương dưới bất kỳ hình thục nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.