About the author

Related Articles

6 Comments

  1. 1

    Thomas D. Tran

    Kính chuyển đọc bài khảo cứu rất công phu, nên lưu trữ và chuyển tiếp đẻ cùng mở rộng kiến thức văn chương. Cám ơn TS Lưu Đạt đã chuyển đọc bài này.
    Kính. Thomas D. Tran

  2. 2

    Cao Minh Nguyệt

    Cám ơn anh Đạt đã posted trên diễn đàn Việt Thức bài “Câu Đối Trong Văn Học Việt Nam” rất súc tích và informative.

    Xin đa tạ nhà bác học Trần Bích San/TS.Trần Gia Thái đả nhọc công sưu tầm và chia sẻ với chúng tôi.

    Kính,

    Cao Minh Nguyệt

  3. 3

    Vo Dat

    … bài viết khá đầy đủ, chắc tác giả là hậu duệ của Trần Bích San vì thấy ký tên liền nhau. Ông cụ Trần Bích San này đặc biệt lắm, là người duy nhất của Nhà Nguyễn thi 3 kỳ LIÊN TIẾP đều ĐẬU ĐẦU: Giải nguyên (đậu đầu thi Hương, lấy cử nhân), Hội nguyên (đậu đầu thi Hội) và Đình nguyên (đậu đầu thi Đình, lấy Tiến sĩ) nên khi vinh qui, vua Tự Đức ban cho một tấm bảng đặc biệt đề “Liên trúng tam nguyên”. Ông nguyễn Khuyến cũng đậu đầu 3 kỳ thi nhưng thời gian cách quảng.

    Nói về câu đối VN, có một đặc điểm mà các nhà nghiên cứu ít chú ý để nói tới hay nhấn mạnh. Câu đối là VN bắt chước Tàu, nhưng VN sáng tạo hơn Tàu . Việt Nam có lối đối Hán-Nôm và đối nói lái, đối nửa Tây nửa ta mà Tàu không thể bắt chước được. Ví dụ:

    -Không vô trong Nội nhớ hoài (Không=vô; trong=nội; nhớ=hoài)/-Bán mãi cửa quan sợ cụ (bán=mãi; cửa=quan; sợ=cụ) hay:
    -Con cá đối nằm trong cối đá/Chim vàng lông đậu tựa vồng lang.
    -Tám giờ xe lửa huýt (tiếng Pháp, huit=tám)/Hai cẳng nằm ngay đơ (deux=2)

    … cho vui! Vo Dat

  4. 4

    UYEN PHUONG MINH NGUYET

    Bữa nay cuối tuần, rảnh rỗi UPMN vào đọc lại bài “Câu Đối Trong Văn Học Việt Nam ” của Học Giả TBS để học hỏi thêm về câu đối. Bài viết rất công phu, càng đọc thấy bài viết càng hay và giá trị văn học. Bài viết của Học Giả TBS xứng đáng lưu lại cho con cháu chúng ta để biết nguồn gốc của Câu Đối và nhất là cho cả thế hệ chúng ta học hỏi và mở rộng kiến thức.

    Cám ơn Học Giả TBS nhiều lắm

    Quý mến,

    UPMN

  5. 5

    LPTrinh

    Bai` viet cua anh TBS kha’ co’ gia’ tri.van chuong va` la` mo^t trong nhung bai` nen luu truyen cho ca’c the^’ he^. sau. (Kho^ng phai? la` co’ gia’ tri. ma` la` vo^ gia’.)
    Toi lo’n le^n o’~ Hoa Ky`, nhung~ bai ly’ lua^n. van chuong khong the^? tim` -duoc. de^~ dang`… Anh TBS -da~ nhoc. co^ng suu ta^m` cho -doc gia hoc. hoi? va` hie^u’ bie^t’ the^m…
    Cam~ on TS/Hoc Gia TBS.

  6. 6

    ChânPhương

    Xin được cảm ơn tác giả Trần Bích San về một bài khảo cứu công phu nói đến câu đối trong văn chương. Nhân đọc đoạn dưới đây của tác giả:

    “Ngoài các loại câu đối trên còn có vài loại linh tinh khác như câu đối dùng dán nơi công đường, câu đối nói lái…Có câu đối vế ra thật khó, chưa có ai đối được cho chỉnh như 2 vế ra dưới đây:

    Da trắng vỗ bì bạch (13)
    (Đoàn Thị Điểm)…”

    Người đọc chợt nhớ thuở xa xưa khi khao khát được hầu trà và ngóng tai nhe các bậc Cha Chú Bác trong những lúc vãn chuyện thi phú… Trong những điều học được đó:

    Về câu đối, Thi Nhân Giáo Sư dạy môn Việt Văn Vũ Hoàng Chương có nói rằng, “Khi chúng ta bàn về các câu đối chữ mà không đề cập những hoàn cảnh bao quát khi xảy ra, thì đó là điều đáng tiếc vô vàn. Bởi vì việc tường thuật được toàn cảnh xung quanh câu đối lúc xảy ra, sẽ cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho độc giả. Nó giúp cho độc giả cảm nhận được cái tinh túy của cả vế xuất lẫn vế đối. Hầu hết các vế đối đều trở thành vô nghĩa hoặc vô duyên nếu độc giả không có được cảm nhận đến từ hoàn cảnh của các vế xuất lẫn vế đối.”

    Hôm ấy Hăm Ba Tháng Chạp Tết Tân Sửu bước sang Nhâm Dần (1974) vừa là ngày cúng Táo Quân vừa là ngày giỗ kỵ nên nhà có khách đông. Sau bữa giỗ ban trưa, đứa học trò lớp Bảy trung học ngày ấy lại được dịp hóng những chuyện “chơi chữ” và “giai thoại làng Nho” của người lớn nơi phòng khách.

    Sau vài tuần trà câu chuyện của người lớn chuyển sang câu đối mà bà Đoàn Thị Điểm đã lỡm chàng cống sinh:

    “Da trắng vỗ bì bạch (13)
    (Đoàn Thị Điểm)…”

    Đứa học sinh trung học bé bỏng ngày xưa đã rụt rè xin được phép ra vế đối cho câu xuất của nữ sĩ họ Đoàn. Bị Bố trừng mắt mắng vì tội nói leo hỗn hào đối với người lớn, nhưng đứa trẻ lại được Thày giáo của Bố, là thi sĩ VHC, đỡ lời và cho phép ra vế xuất của mình.

    Được phép của người lớn, đứa trẻ ngày ấy đã chỉ tay vào nhà trong nơi các anh chị em mình nghe nhạc thiếu nhi từ đài phát thanh Saigon và thưa:

    “Tóc xanh nghe phát thanh.”

    Vừa nghe xong vế xuất, thi sĩ vỗ đùi đánh đét rồi ha hả cười lớn, “Đấy, anh Ch. (tên của Bố) không cho cháu nói… Tôi chịu, tôi chịu cháu tôi… câu đối của cháu rất chỉnh, các anh ạ: Da đối với tóc. Xanh đối với trắng. Bì là da thì phát là tóc. Bạch là trắng thì thanh cũng là xanh. Nữ sĩ ngày xưa đã “vỗ”, thì hôm nay cháu của ông “nghe”. Ông chịu thằng bé con này của ông. Lại đây ông ôm cái!”

    Vừa cười nói, thi sĩ vừa rút ra vài tờ giấy bạc “con hổ” để “lì xì cho cháu mua sách vở bút mực.”

    Kể lại chuyện xưa, người đọc không dám có ý khoe khoang vớ vẩn… Chỉ xin được nhắc lại ý của người xưa khi bàn về những vế đối và xuất: Không nên tách rời các câu đối ra khỏi hoàn cảnh xuất xứ của chúng, vì làm thế là đánh mất giá trị thâm trầm vốn có của bản thân các câu đối nói riêng, và của nghệ thuật chơi chữ trong những câu đối, nói chung!

    Trân trọng,
    Chân Phương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC

KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]

Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation].  Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo.  Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.

© 2015 VIỆT THỨC . All rights reserved.